Tìm hiểu về bệnh xuất huyết dạ dày rõ ràng nhất
Xuất huyết dạ dày là một căn bệnh nguy hiểm nếu không phát hiện và chưa trị kịp thời để không phải xảy ra các trường hợp đáng tiếc hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây các vấn đề về bệnh lí này.
Mục lục bài viết
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày là hiện tượng bị chảy máu ồ ạt trong dạ dày và không thể cầm máu được, tính mạng có thể bị đe dọa nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì bệnh lý xảy ra bên trong dạ dày nên việc cầm máu rất khó khăn, hậu quả là chứng viêm loét dạ dày cấp tính, viêm loét dạ dày mãn tính.
Hầu hết đối tượng mắc bệnh là ở cả 2 giới, tuy nhiên, nam giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, độ tuổi từ 20 tuổi đến 50 tuổi. Ngoài ra, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng mắc bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
Khi bị căn bệnh này , sẽ có các dấu hiệu như xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, lan khắp vùng bụng gây ra cứng bụng, mặt xanh tái, toát mồ hôi lạnh, đi ngoài phân đen và nôn ra máu. Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm bởi khi kéo dài sẽ dẫn đến thở dốc, huyết áp thấp, co giật do thiếu oxy não, một vài trường hợp còn sốt nhẹ, gây nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lí này, cụ thể như sau:
Loét dạ dày
Khoảng 40% các ca mắc căn bệnh nguy hiểm này là đối tượng có tiền sử đau vùng thượng vị, được chuẩn đoán do viêm loét dạ dày với các triệu chứng như: đi ngoài phân đen hoặc ói ra máu,…
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Đây cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn tới xuất huyết dạ dày. Việc sử dụng thuốc kháng sinh như: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, … làm tăng khả năng dẫn tới xuất căn bệnh này. Như vậy, việc sử dụng các loại thuốc này không được lạm dụng và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Hội chứng Mallory Weiss
Nếu mắc hội chứng này, người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu nôn mửa, đặc biệt là sau khi uống đồ có cồn. Khi nôn mửa nhiều, niêm mạc dạ dày sẽ bị trầy xước, và là nguyên do gây xuất huyết dạ dày.
Yếu tố tâm lý
Khi người bệnh đang gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa mà rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu sẽ rất dễ khiến cho các mạch máu căng lên từ đó dẫn đến xung huyết vào những vị trí đang bị viêm loét và gây xuất huyết.
Lao động nặng như mang vác đồ hoặc không may có tác động mạnh vào vùng bụng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như
Chế độ ăn uống không lành mạnh việc sử dụng các thực phẩm cay nóng trong một thời gian dài sẽ gây nên các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng sẽ là dấu hiệu hình thành nên xuất huyết dạ dày hay trường hợp uống quá nhiều bia rượu các đồ uống có cồn sẽ là các yếu tố hàng đầu khiến dạ dày bị tổn thương, hoặc là người bệnh có thể mắc những căn bệnh như nhiễm vi khuẩn Hp, hay gặp các vấn đề về tâm lí bị áp lực stress, căng thẳng trong thời gian dài, ung thư dạ dày,…
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, bệnh này là biến chứng cấp tính, là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, không chỉ đối với hệ tiêu hóa mà có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh, có thể gây ra các biến chứng như sau:
(i) Bệnh xuất huyết dạ dày nhẹ: cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo, cảm giác sẽ chán ăn, ăn không ngon, và có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu khi bị bệnh lí này.
(ii) Hiện tượng xuất huyết bao tử nặng: Bên cạnh cơ thể mệt mỏi, bệnh nhân còn có thể gặp phải biến chứng như mạch nhỏ, suy tim, không ổn định dẫn tới khó thở. Loại bệnh này còn có thể dẫn tới tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.
Hướng dẫn điều trị xuất huyết dạ dày
Khi người bệnh đã bị bệnh xuất huyết dạ dày không nên chủ quan về tình hình sức khỏe của bản thân, sử dụng tùy tiện thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ, việc này sẽ không điều trị khỏi bệnh mà ngược lại sẽ gây nên nguy hiểm rất cao nếu không chữa trị đúng cách. Đối với những người đã có những triệu chứng hay các dấu hiệu thì việc nên làm đầu tiên và cần thiết đó chính là đến bệnh viện và lên lịch đúng kế hoạch để gặp các y bác sĩ để đưa ra nguyên nhân các giải pháp để chữa trị kịp thời và nhanh chóng, an toàn. Tùy theo tình trạng bệnh lý, tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người nhất. Với các trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ, bác sĩ sẽ theo dõi trong thời gian từ 24 giờ đến 48 giờ, sau đó sẽ nội soi dạ dày. Nếu tình trạng xuất huyết dạ dày không còn hoặc thuyên giảm thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xuất viện và chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc.
Nếu bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày do vi khuẩn Hp, tình trạng nặng, nguy hiểm thì nên cầm máu ngay lập tức. Sau đó, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh từ 10 -14 ngày và điều trị bằng thuốc từ 6 – 8 tuần.
Các trường hợp khác thì cần điều trị bằng thuốc từ 6 – 8 tuần. Việc điều trị xuất huyết dạ dày bằng Tây y trong thời gian đầu là cần thiết, nhưng điều này là không khả thi. Do đó, việc kết hợp điều trị cả bằng Đông Y lẫn Tây Y sẽ có hiệu quả cao nhất, chữa dứt điểm cho bệnh nhân.
Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ mắc xuất huyết dạ dày, cần lưu ý các biện pháp như sau: giữ vững được tinh thần lạc quan, vui vẻ, hạn chế các vấn đề về các bệnh tâm lí như stress, căng thẳng quá mức; nên thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe; không lạm dụng các loại thuốc kháng viên, giảm đau; hạn chế sử dụng bia rượu, nước ngọt có ga hay các thức uống có cồn; hạn chế sử dụng các đồ ăn cay nóng; có thời gian sinh hoạt hợp lý, không để tình trạng quá đói bụng hay ăn quá no; không nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn; đến ngay cơ sở y tế là một điều rất cần thiết và quan trọng hàng đầu khi có triệu chứng như: ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, đi ngoài phân đen, nôn ra máu; kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ từ 40 tuổi trở lên.
Để có thêm thông tin về căn bệnh dạ dày, xin vui lòng xem thêm tại đây