Tìm hiểu về Bệnh thận và cách hạn chế chúng

Tác giả: Hoàng Quyên Đăng ngày: 24/04/2022 Lần cập nhập cuối: 24/04/2022

Bệnh thận là căn bệnh rất nguy hiểm, thường không có triệu chứng rõ rệt nếu bệnh chưa có tiến triển nặng. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu ở giai đoạn đầu và thuốc chữa tốt nhất là cách phòng tránh hàng đầu giúp hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh này gây ra. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bệnh thận và cách hạn chế chúng.

bệnh thận
bệnh thận

Bị thận là gì?

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi bệnh đã tiến triển, vậy nên những ai trong diện có nguy cơ cao bị bệnh thận cần đến ngay thầy thuốc kiểm tra thường xuyên. Nhiều trường hợp nhờ chẩn đoán và điều trị sớm nên sự tiến triển đến bệnh thận mạn tính chậm lại nhưng một số trường hợp thì chức năng thận vẫn diễn biến xấu và cuối cùng dẫn đến bị suy thận.
Xem thêm bài viết tại sức khỏe số 1

Biểu hiện của bệnh thận

Một số biểu hiện của bệnh thận: Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi cụ thể như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường và nước tiểu có màu nhợt hoặc màu tối, nước tiểu có máu và cảm thấy căng tức hay đi tiểu rất khó khăn…
Phù là khi thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa vì vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn có thể bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt…
Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh sẽ tạo ra một hormon gọi là erythropoietin và hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng sẽ tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có thể ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn sẽ mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu do bị suy thận.
Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi máu do đó khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu có thể gây ra ngứa ở da.
Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong máu được gọi là chứng urê huyết có thể khiến cho thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở bạn có mùi. Bạn cũng sẽ nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.
Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn ợ.
Thở nông đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo đó là tình trạng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy sinh ra chứng đó là thở nông.
Ớn lạnh là khi thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.
Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu máu khiến cho não không được cung cấp đủ ôxy và điều này có thể ảnh đến trí nhớ gây mất tập trung chứng hoa mắt và chóng mặt.
Ngoài ra, một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay đau sườn.
Nếu có 1 trong 10 triệu chứng trên thì bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.

Xem thêm đau lưng

bệnh thận
bệnh thận

Tác hại của bệnh thận đối với cơ thể

Khi thận không làm việc thì hầu hết mọi người đều có các rối loạn ảnh hưởng đến cơ thể như máu, xương, dây thần kinh và da. Ngoài mệt mỏi, chán ăn, và chuột rút ở chân thì một trong những vấn đề phổ biến hơn do suy thận bao gồm ngứa, khó ngủ, chân tay bồn chồn, xương yếu, vấn đề về khớp và trầm cảm.

Đầu tiên, ảnh hưởng của bệnh đến tim và các mạch máu

Những người bị bệnh thận đặc biệt là bệnh nhân lọc máu, sẽ gặp các vấn đề về tim và mạch máu nhiều hơn so với những người không có vấn đề liên quan đến thận. Nhồi máu cơ tim là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở các bệnh nhân lọc máu.

Suy thận cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác như tắc nghẽn mạch máu cho đến tim và suy tim sung huyết. Những người bị suy thận cần phải theo dõi sức khỏe tim mạch của họ và uống tất cả các loại thuốc theo toa, và làm theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý.

Ảnh hưởng của bệnh thận đến việc ăn uống

Những người bị hội chứng ure máu cao thường bị mất vị và không cảm giác ngon miệng. Một số người sẽ thấy mùi vị của thức ăn rất khác. Một số loại thực phẩm không còn giống như họ từng được thưởng thức. Trong thực tế, rất nhiều người cảm thấy khó chịu ở bụng khi nghĩ đến việc ăn và uống.

Tuy nhiên, việc nhận được đủ protein và calo là một điều quan trọng đối với việc giữ gìn sức khỏe. Người bị suy thận nên nói chuyện với các chuyên gia dinh dưỡng về bệnh thận tại bệnh viện lọc máu hoặc trung tâm cấy ghép để tìm được những loại thức ăn phù hợp cho cơ thể và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Xem thêm tác hại của rượu bia

Tiếp theo là ảnh hưởng của bệnh thận đến giấc ngủ

Những người bị suy thận thường bị mất ngủ bao gồm gặp các rắc rối khi bắt đầu ngủ và khi vào trong giấc ngủ. Mất ngủ và các trường hợp rối loạn giấc ngủ khác sẽ có thể làm chất lượng cuộc sống của bạn trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Người bị thận nên thảo luận về những vấn đề này với bác sĩ.

Ảnh hưởng của bệnh thận đến sức khỏe tinh thần

Nhiều người cảm thấy chán nản khi phải bắt đầu lọc máu, hoặc sau vài tháng điều trị bệnh. Điều chỉnh về những ảnh hưởng của suy thận và thời gian dành cho việc lọc máu có thể gây ra nhiều khó khăn. Một người đang trong quá trình lọc máu sẽ tạo ra ít năng lượng hơn. Vì vậy, họ cần phải thực hiện những thay đổi trong công việc hoặc cuộc sống gia đình, từ bỏ một số hoạt động và trách nhiệm.

Một số cách hạn chế bệnh thận hiệu quả

Dưới đây là một số cách hạn chế bệnh thận hiệu quả:

Đầu tiên là chế độ ăn cân bằng
Chế độ ăn lành mạnh và ăn nhiều trái cây và rau tươi. Giảm lượng thực phẩm tinh chế, đường, chất béo và thịt trong chế độ ăn của bạn. Đối với những người trên 40 tuổi thì chế độ ăn giảm muối có thể giúp ngăn ngừa bệnh tăng huyết áp và bệnh sỏi thận.

Tiếp theo là bỏ hút thuốc

Hút thuốc có thể dẫn đến bệnh xơ vữa mạch, làm giảm lưu lượng máu đến với thận, do đó sẽ làm giảm khả năng hoạt động tốt nhất của thận. Cũng có những nghiên cứu chứng minh rằng hút thuốc gây ra hiện tượng giảm chức năng thận nhanh hơn ở những người có bệnh thận tiềm ẩn.

Tiếp theo nữa là uống nhiều nước

Uống đủ nước khoảng 3 lít mỗi ngày sẽ giúp làm cho loãng nước tiểu, loại bỏ tất cả các chất thải độc hại ra khỏi cơ thể và ngăn ngừa bệnh sỏi thận.