Tìm hiểu về đau lưng và cách khắc phục chúng

Tác giả: Hoàng Quyên Đăng ngày: 24/04/2022 Lần cập nhập cuối: 24/04/2022

Đau lưng là triệu chứng bệnh lý về xương khớp phổ biến mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh này gây ra những cơn đau khó chịu ở vùng lưng khiến cho người bệnh khó khăn trong quá trình vận động. Bên cạnh đó, đau lưng cũng là dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang mắc một vài bệnh lý về xương khớp rất nguy hiểm khác. 

đau lưng
đau lưng

Đau lưng là bệnh gì?

Đau lưng là một trong những triệu chứng bệnh khá phổ biến xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Những cơn đau có thể không làm ảnh hưởng tới tính mạng và hầu hết chúng sẽ tự khỏi sau khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi những cơn đau này kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì có thể báo hiệu rằng bạn đang gặp phải một số bệnh nguy hiểm. Tùy vào vị trí mà bạn đau sẽ có biểu hiện và triệu chứng bệnh khác nhau.

Xem thêm sức khỏe số 1

Biểu hiện của bị đau lưng

Dưới đây là một số căn bệnh có thể là nguồn gốc gây ra tình trạng đau lưng:

Đầu tiên là thoát vị đĩa đệm: Khi có một lực tác động mạnh vào vùng cột sống khiến nhân nhầy của đĩa đệm bị rách ra, thoát ra ngoài và bị chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh gây ra những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng lưng. Những cơn đau lưng này càng tăng nên khi người bệnh vận động quá sức hoặc khi bị ho, hắt hơi.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Bệnh này thường xảy ra ở vị trí các sụn khớp và đĩa đệm làm cho người bệnh thường xuyên bị đau liên tục, các cơn đau cũng tăng dần lên mỗi khi người bệnh cúi người xuống hoặc bê nhấc đồ dùng.

Gai cột sống đây là biểu hiện đặc trưng của chứng bệnh thoái hóa đốt cột sống thắt lưng. Khi vùng cột sống mọc ra thì gai xương cọ sát với những vùng xung quanh sẽ gây ra cảm giác đau ở vùng lưng và khó chịu mỗi khi người bệnh di chuyển. Những cơn đau có thể lây ra những vùng khác xung quanh khác theo dọc phần cột sống lưng.

Xem thêm bệnh thận

Đau dây thần kinh tọa là do dây thần kinh tọa chạy dọc từ tủy sống xuống phía dưới phần hông ra phía sau của bàn chân. Triệu chứng phổ biến của bệnh này là những cơn đau ở vùng lưng sẽ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa.

Hẹp ống sống thắt lưng là khi các dây chằng của cột sống bị thoái hóa sẽ khiến cho chúng dày lên và khiến cho lòng ống sống bị hẹp lại và gây ra các cơn đau ở vùng thắt lưng và lan rộng xuống phía dưới.

Ngoài ra, bệnh này còn biểu hiện của một số bệnh lý khác và các bệnh lý này sẽ phụ thuộc vào từng vị trí đau ở lưng cụ thể như:

Đau lưng bên trái là kèm theo biểu hiện đi tiểu rất nhiều lần, bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn,.. có thể là biểu hiện của một số bệnh như về thần kinh liên sườn bên trái, bệnh phổi, bệnh thận, bệnh tim…

Đau lưng phía bên phải là khi những cơn đau vùng lưng ở phía bên phải có triệu chứng của bệnh lý liên quan đến rối loạn sacroiliac hoặc cơ thể bạn đang bị nhiễm khuẩn.

Đau lưng ở giữa là biểu hiện của những bệnh lý cụ thể như viêm khớp, loãng xương hoặc cong vẹo cột sống.

Khi thấy những cơn đau kéo dài thì bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ  chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

đau lưng
đau lưng

Đau lưng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào

Người bệnh nào cũng đã từng mắc chứng bệnh đau lưng cấp tính hay mạn tính, đau âm ỉ hay đau dữ dội đều phải thừa nhận rằng căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày của mọi người. Người bị đau thường gặp nhiều khó khăn trong hầu hết các chuyển động, và bị giới hạn thực hiện với những công việc tay chân. Để tránh đau nhức họ thường phải di chuyển cẩn thận, theo đó những hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng diễn ra một cách từ từ và chậm chạp.

Xem thêm tác hại của rượu bia

Những cơn đau thắt lưng vào ban đêm thường gây ra hiện tượng khó ngủ, về lâu dài sẽ dẫn đến mất tập trung, trí nhớ bị kém. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu cho thấy thì những người bị đau lưng mạn tính thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm rất cao, cao hơn gấp 4 lần so với người bình thường. Họ thường cảm thấy chán nản, vô vọng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều và cân nặng không ổn định, mất đi niềm vui hứng thú trong cuộc sống. Tình trạng này sẽ diễn ra mỗi ngày trong ít nhất là 2 tuần.

Một nghiên cứu khác cũng cho biết  chứng đau ở lưng có tác động đáng kể đến đời sống tình dục của rất nhiều cặp vợ chồng. Vợ hoặc chồng bị đau ở lưng thường có xu hướng tránh quan hệ tình dục và điều này sẽ gián tiếp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai.

Nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị thì cơn đau ở lưng có thể còn kèm theo những biến chứng rất nguy hiểm khác như: Yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hoặc mất cảm giác hai chân, mất khả năng vận động, hoặc nặng hơn là chèn ép vào hệ thần kinh gây rối loạn kiểm soát đi tiểu. Lúc này thì thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị cao cũng là gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình.

Một số cách khắc phục bệnh đau lưng hiệu quả

Đầu tiên là ngủ ngon hơn sẽ giúp giảm đau lưng

Khi bạn bị bệnh này có thể dẫn đến đi vào giấc ngủ sẽ khó khăn hơn, khi bạn không ngủ đủ giấc thì chứng đau ở lưng có thể cảm thấy tồi tệ hơn. Do đó, tư thế xấu khi ngủ cũng có thể làm nặng thêm chứng đau lưng vì vậy bạn hãy thử nằm nghiêng, đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối để giữ cho cột sống của bạn nằm ở vị trí trung gian và giảm căng lưng. Nếu bạn thích nằm ngửa thì hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối. Cuối cùng, bạn nên nằm trên tấm nệm mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

Tiếp theo là tư thế ngồi giúp giảm đau lưng

Tư thế ngồi không đúng có thể làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt nếu bạn ngồi trong thời gian dài, hãy ngồi thẳng với vai thư giãn, giữ chân phẳng trên sàn nhà và lưng tựa vào ghế. Bạn có thể thử đặt một chiếc gối hoặc một chiếc khăn ở dưới lưng và chỗ ngồi.

Tiếp theo là chườm

Chườm lạnh vào các khu vực đau trên lưng có thể làm giúp giảm đau và giảm viêm do chấn thương. Hãy thử biện pháp này nhiều lần trong ngày với tối đa 20 phút mỗi lần. Bọc túi nước đá trong một chiếc khăn mỏng để bảo vệ cho làn da của bạn.

Cuối cùng là kích thích thần kinh

Bác sĩ có thể sử dụng các liệu pháp như châm cứu vào kế hoạch điều trị để giảm cơn đau mãn tính nếu bạn không giảm đau khi sử dụng các biện pháp khác. Một phương pháp khác mà bác sĩ có thể đề xuất đó là kích thích dây thần kinh bằng điện qua da bằng cách sử dụng các xung điện nhẹ được truyền đến các dây thần kinh để ngăn chặn các tín hiệu đau.