Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? Một số điều cần biết

Tác giả: Bùi Ngân Đăng ngày: 25/11/2021 Lần cập nhập cuối: 29/11/2021

Tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Bệnh nhân nếu không được chẩn đoán sớm để điều trị kịp thời sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về tiểu đường tuýp 2, nguyên nhân, triệu chứng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Bình thường cơ thể lấy năng lượng từ các thành phần glucose, lipid, protein. Trong đó glucose cung cấp nguồn năng lượng chính cho các tế bào, cho não, cơ…hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được glucose thì cần phải có insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra, giúp cho đường (glucose) từ máu di chuyển vào tế bào, từ đó chuyển hóa và tạo ra năng lượng. Nhưng với người bị bệnh tiểu đường, cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai. 

Bệnh tiểu đường được chia thành tiểu đường tuýp 1, tuýp 2, tiểu đường thai kỳ và các loại khác. Trong đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 là loại bệnh phổ biến nhất, chiếm hơn 90% số lượng bệnh nhân. Bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường type 2) là loại bệnh tiểu đường trong đó lượng đường trong máu bệnh nhân luôn cao do thiếu tác dụng của insulin. Phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu vận động hoặc do tình trạng béo phì và các yếu tố, tác nhân từ môi trường.

Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không?

tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh âm thầm tiến triển,  hầu như không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi bệnh chuyển biến xấu đi và bệnh nhân rơi vào tình trạng tăng đường huyết ketosis và nhiễm toan ceton, sẽ xuất hiện các triệu chứng như khát nước, uống nhiều nước, đa niệu, cảm giác mệt mỏi và sụt giảm cân nặng…

Nếu tình trạng bệnh tiểu đường phát triển có thể dẫn đến xuất hiện 3 biến chứng nặng là bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh thần kinh tiểu đường). Bên cạnh đó, bệnh còn tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh do tổn thương đại mạch như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ vữa động mạch tắc nghẽn do xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, tiểu đường cũng là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh khác như bệnh nha chu, suy giảm trí nhớ, loãng xương, ung thư. Trong đó, bệnh nha chu được cho là có liên quan đến sự chuyển biến xấu đi của bệnh tiểu đường.

Xem thêm: Tiểu đường giai đoạn cuối, những điều cần biết

Cách phòng ngừa tiểu đường hiệu quả

Để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả, cần phải kết hợp đồng thời giữa chế độ ăn uống và tăng cường vận động, kết hợp cùng việc dùng thuốc.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

tiểu đường tuýp 2

Bệnh nhân cần cân đối giữa năng lượng cơ thể cần hấp thụ với năng lượng cơ thể tiêu hao trong quá trình hoạt động thể chất, học tập, làm việc và trọng lượng của cơ thể.  Cụ thể, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ, vitamin, các khoáng chất tự nhiên từ các loại rau, củ, quả,…; thực phẩm chứa tinh bột lành mạnh. Đồng thời hạn chế chất đạm, nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.

Tăng cường vận động

Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường vì nó giúp giảm cân, từ đó giảm hàm lượng insulin. Bệnh nhân cần tập các bài tập có cường độ vận động vừa phải theo hướng dẫn và đi bộ nhanh mỗi ngày. 

Điều trị bằng thuốc

tiểu đường tuýp 2

Trường hợp bệnh nhân không thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn  uống và tăng cường vận động, thì sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc. Đầu tiên, người bệnh được sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc uống điều trị tiểu đường khác với insulin tùy theo tình trạng bệnh của từng người. Trường hợp sử dụng thuốc uống điều trị tiểu đường không có hiệu quả, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị bằng insulin hoặc chuyển sang chỉ điều trị bằng insulin.

Kiểm tra thường xuyên

Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến cáo bệnh nhân cần được kiểm tra tình trạng bệnh tiểu đường hàng năm để xem có các dấu hiệu của bệnh tim không và sàng lọc tình trạng huyết áp cao và cholesterol cao.