Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Tác giả: Thu Hiền Đăng ngày: 26/11/2021 Lần cập nhập cuối: 26/11/2021

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm. Nó có thể kéo theo nhiều biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ. Khi mang thai thì phụ nữ sẽ phải chấp nhận chịu nhiều tác động xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ. Một trong những tác động xấu đó chính là tiểu đường thai kỳ. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Khi mang thai, phụ nữ sẽ phải chấp nhận có nguy cơ mắc phải nhiều loại bệnh lý. Đái tháo đường thai kỳ là một trong những loại bệnh lý nguy hiểm mà phụ nữ có thể gặp phải khi mang thai. 

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Tiểu đường thai kỳ được hiểu “là tình trạng rối loạn dung nạp Glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu trong lúc mang thai”.

Hiểu đơn giản nhất, bệnh còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là trong thời gian mang bầu.  Thai phụ gặp phải tình trạng lượng đường trong máu tăng cao. Thông thường, bệnh sẽ phát triển ở tuần thai thứ 24 – 28.

Đái tháo đường thai kỳ không được đánh đồng với việc đã mắc phải từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, nếu bị tiểu đường thai kỳ thì thai phụ sẽ có nguy cơ cao mắc phải tiểu đường tuýp 2 trong tương lai hay nặng hơn là tiểu đường giai đoạn cuối.

Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể khiến trẻ cũng bị mắc phải tiểu đường.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Trước tiên, muốn hiểu được nguyên nhân của bệnh. Chúng ta cần biết được cơ chế làm giảm lượng đường trong máu trong cơ thể như thế nào. 

Khi chúng ta nạp các thực phẩm, cơ thể chúng ta sẽ phân huỷ carbohydrate từ thực phẩm chuyển hoá thành glucose. Glucose này có tác dụng đi vào máu và chuyển hoá thành năng lượng nuôi sống cơ thể. Cùng lúc đó, tuyến tuỵ sẽ tạo ra hormone insulin, có tác dụng vận chuyển đường glucose đến các tế bào. Từ đó nó làm giảm lượng đường trong máu.

Đối với những người phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai. Cơ quan nuôi và cung cấp oxy cho bé có tên là nhau thai,. Nó tiết ra các hormone giúp thai nhi phát triển. Một trong những hormone mà nhau thai tiết ra làm cho insulin khó sản xuất và sử dụng trong cơ thể thai phụ (đây còn được gọi là đề kháng insulin).

Nếu giữ lượng đường trong máu của thai phụ được ổn định, tuyến tụy phải tạo ra nhiều insulin hơn. Thông thường sẽ gấp 3 lần so với người không mang thai. Nếu như tuyến tuỵ không tạo đủ insulin, lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến tiểu đường.

Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Những trường hợp sau có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao:

  • Trước khi mang thai, thai phụ bị thừa cân, béo phì
  • Trong thai kỳ tăng cân rất nhanh
  • Có người thân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2;
  • Có hiện tượng tiền tiểu đường; 
  • Từng có tiền sử mắc bệnh ở lần mang thai trước;
  • Thai phụ trên 35 tuổi;
  • Thai phụ từng sinh bé nặng hơn 4kg;
  • Thai phụ từng bị thai lưu, sinh con bị dị tật, sinh non;
  • Thai phụ đã hoặc đang bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Với trường hợp này thì bạn nên lưu ý khi mang thai để tránh bị tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra nhiều những triệu chứng rõ rệt. Bệnh này thường sẽ chỉ được phát hiện trong những lần thai phụ đi khám định kỳ:

  • Thai phụ đi tiểu nhiều lần trong ngày;
  • Gặp phải tình trạng mệt mỏi;
  • Thai phụ bị mờ mắt;
  • Thai phụ khát nước liên tục;
  • Thai phụ ngủ ngáy;
  • Thai phụ tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị.

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ hiệu quả

Các biện pháp phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ có rất nhiều nhưng không có biện pháp nào là tuyệt đối. Ta chỉ có thể phòng tránh nó bằng cách có lối sống lành mạnh trước, trong và sau khi mang thai. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Bạn có thể tham khảo lối sống sau:

Chế độ ăn uống

Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bà bầu nên chọn ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt,…

Ngoài ra, nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3. Chất này cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nó có trong các loại thực phẩm như các loại cá béo (cá ngừ, cá trích, cá hồi,…), các loại hạt không ướp muối, quả bơ, dầu ô liu,… 

Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, axit folic, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B… Nó có trong các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, thịt bò, thịt lợn, rau màu xanh đậm, hạt hạnh nhân, quả óc chó,…

Ngoài ra, bà bầu không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, không dùng chất kích thích như bia, rượu.

Để kiểm soát lượng đường trong máu, nên chia nhỏ bữa ăn, ăn mỗi 2 giờ/lần.

Chế độ luyện tập

Tránh vận động mạnh nhưng cũng cần luyện tập những bài tập nhẹ nhàng thường xuyên. Hoặc làm các hoạt động nhẹ nhàng như tưới cây, đi bộ, lau dọn nhà cửa,… Điều này rất tốt cho sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi.

Giữ cân nặng hợp lý

Khi có ý định mang thai, phụ nữ cần chú ý tới cân nặng của mình. Bởi thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Nếu như có ý định mang thai, bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn để về một mức cân nặng hợp lý.

Bên cạnh đó, khi mang thai mà tăng cân quá nhanh so với khuyến nghị cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ. Khi khám thai, bác sĩ sẽ cho bạn biết mức cân nặng hợp lý dành cho bạn và bé. Vì vậy nên điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để tránh đái tháo đường. 

Trên đây là toàn bộ nội dung cần lưu ý đối với bệnh tiểu đường thai kỳ. Nó là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy, mọi người cần lưu ý tới các chế độ sinh hoạt của mình để giảm tới mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.