Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra hầu hết ở mọi đối tượng. Mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải căn bệnh này vì những lối sống thiếu lành mạnh. Giống như một số loại bệnh khác thì tiểu đường cũng được chia thành nhiều giai đoạn. Nhiều người thường thắc mắc rằng: Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Mục lục bài viết
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Để trả lời cho câu hỏi này thì trước tiên ta cần phải hiểu thế nào là bệnh tiểu đường?
Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường được hiểu là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao so với mức bình thường với nguyên nhân do cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng insulin, từ đó dẫn đến hiện tượng rồi loạn chuyển hoá đường trong máu.
Tiểu đường được chia thành các loại: Tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ.
Đối vởi tiểu đường tuýp 1, sự phân chia các giai đoạn không rõ ràng. Còn tiểu đường tuýp 2 thì tuỳ theo biểu hiện của bệnh có thể chia thành 4 giai đoạn:

Tiểu đường giai đoạn đầu
Đây còn được gọi là giai đoạn tiền tiểu đường. Ở giai đoạn này, lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, nó chưa đến giới hạn chẩn đoán tiểu đường. Giai đoạn tiền tiểu đường thường được kéo dài từ 3 – 5 năm. Nếu như người bệnh được điều trị tốt trong giai đoạn này thì hoàn toàn có thể khỏi bệnh mà không tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.
Biểu hiện của tiền tiểu đường:
- Xuất hiện những mảng da tối màu ở các vị trí nếp gấp như gáy, nách, cổ tay, cổ chân.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Mệt mỏi hơn
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Với tiền tiểu đường, nếu gặp phải những dấu hiệu này thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay để có được chuẩn đoán sớm nhất.
Tiểu đường tiến triển
Đây là giai đoạn mà cơ thể không tự bù trừ được tình trạng kháng insulin, khả năng sản xuất insulin của tuyến tuỵ bắt đầu giảm. Cuối cùng là đường huyết tăng cao trên mức giới hạn cho phép:
- Đường huyết lúc đói ≥ 7 mmol/l
- Đường huyết sau ăn 2h ≥ 11.1 mmol/l, HbA1c ≥ 7%.
Biểu hiện của giai đoạn tiểu đường tiến triển:
- Khát nước
- Tiểu nhiều
- Ăn nhiều
- Da khô ngứa
- Nhanh đói
- Sụt cân quá nhanh không rõ nguyên nhân
- Vết thương lâu lành
Ở giai đoạn này, người bệnh bắt buộc phải uống thuốc điều trị.
Tiểu đường khó kiểm soát
Ở giai đoạn này diễn ra tình trạng kháng insulin tăng. Chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao do tình trạng kháng insulin.
Trong giai đoạn này, nhiều bệnh nhân phải dùng cũng một lúc nhiều loại thuốc hạ đường huyết. Thâm chí còn có trường hợp phải tiêm mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.
Biểu hiện: đây là giai đoạn nguy hiểm. Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường trên mạch máu, thần kinh, mắt, bàn chân.
Tiểu đường giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn được xác định là biến chứng của bệnh tiểu đường đã trở nên rất nặng. Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Vào giai đoạn này, bệnh nhân sẽ thường gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Suy tim
- Suy thận
- Lệt dạ dày
- Loét bàn chân
- Xuất huyết vòng mạc
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Ở những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, việc sống được bao nhiều năm, lâu hay không còn phụ thuộc vào việc có kiểm soát tốt các bệnh cơ hội mắc kèm như tăng huyết áp, bệnh mạch vành… hay không? Việc điều trị có phù hợp hay không?
Tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Theo Hiệp hội tiểu đường Anh Quốc, tuổi thọ trung bình của những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 là khoảng 63 – 65 năm, con số này ít hơn so với người bình thường 20 năm.
Tuy nhiên, ngày nay thì khoa học công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo đó là nhiều nhận thức về bệnh tiểu đường. Điều này cũng góp phần làm gia tăng tuổi thọ.
Tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Tuổi thọ của những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 thường dài hơn so với tuýp 1. thường chỉ ngắn hơn 5 -10 năm tuỏi thọ so với người bình thường. Tuỳ vào cách điều trị, lối sống của bệnh nhân như thế nào? Có khoa học và phù hợp không thì tuổi thọ cũng có khả năng dài hơn.
Cách nhận biết phòng ngừa tiểu đường
Dấu hiệu nhận biết
Nếu như bạn gặp phải tình trạng này, hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng của mình có bị tiểu đường hay không. Đừng thờ ơ với sức khoẻ của mình, để sau này không phải đặt ra câu hỏi tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?

- Liên tục khát nước
- Đi tiểu nhiều lần
- Sụt cân bất thường
- Thường xuyên đói và mệt mỏi
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
- Thị lực yếu đi
Phòng ngừa tiểu đường
Tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Các biện pháp phòng ngừa tiểu đường có rất nhiều nhưng không có biện pháp nào là tuyệt đối. Ta chỉ có thể phòng tránh nó bằng cách có lối sống lành mạnh. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc tiểu đường và có lợi cho sức khoẻ. Bạn có thể tham khảo lối sống sau:
Chế độ ăn uống

Mọi người nên chọn ăn các loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Nhất là các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây hay ngũ cốc nguyên hạt,…
Ngoài ra, nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều omega-3. Chất này cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nó có trong các loại thực phẩm như các loại cá béo (cá ngừ, cá trích, cá hồi,…), các loại hạt không ướp muối, quả bơ, dầu ô liu,…
Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, axit folic, kẽm, vitamin A, vitamin D, vitamin nhóm B… Nó có trong các loại thực phẩm như hải sản, trứng, sữa, thịt bò, thịt lợn, rau màu xanh đậm, hạt hạnh nhân, quả óc chó,…
Ngoài ra, mọi người không nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, không dùng chất kích thích như bia, rượu.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, nên chia nhỏ bữa ăn, ăn mỗi 2 giờ/lần.
Chế độ luyện tập
Hãy xây dựng cho mình một chế độ luyện tập khoa học. Nếu thể trạng yếu không vận động mạnh được thì bạn có thể tập nhũng bài tập nhẹ nhàng. Hoặc làm các hoạt động nhẹ nhàng như tưới cây, đi bộ, lau dọn nhà cửa,… Điều này rất tốt cho sức khoẻ của bạn.
Giữ cân nặng hợp lý
Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường, nhất là tiểu đường thai kỳ. Bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn để về một mức cân nặng hợp lý.
Trên đây là toàn bộ nội dung cần lưu ý đối với vấn đề tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu? Nó là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm, được coi là kẻ giết người thầm lặng vì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Vì vậy, mọi người cần lưu ý tới các chế độ sinh hoạt của mình để giảm tới mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh.