Tiểu đường ăn quýt được không?

Tác giả: Nguyễn Trang Đăng ngày: 26/11/2021 Lần cập nhập cuối: 26/11/2021

Tiểu đường là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, gây những ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của bệnh nhân mắc tiểu đường. Ngoài ra nó cũng có những ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ người bệnh. Tiểu đường ăn quýt được không cũng là một trong những vấn đề liên quan đến mà nhiều người thắc mắc.

tiểu đường ăn quýt được không
Tiểu đường ăn quýt được không?

Tiểu đường là gì?

Trước khi đi tìm đáp án cho câu hỏi tiểu đường ăn quýt được không, chúng ta nên tìm hiểu bệnh tiểu đường là bệnh gì?

Tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường, đây là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm nhận biết rõ nhất là lượng đường trong cơ thể tăng cao. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không được ổn định (có thể do thiếu hoặc thừa). Nếu bệnh nhân bị đái tháo đường có thể kiểm soát được lượng đường trong máu cũng như thường xuyên theo dõi tốt tình trạng sức khoẻ thì chắc chắn lượng đường sẽ nằm trong mức an toàn, không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, gần giống như người bình thường.

Dựa vào đặc điểm và diễn biến của bệnh mà có các loại tiểu đường là: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, tiểu đường thứ phát và tiểu đường thai kỳ.

Tìm hiểu thêm về tiểu đường giai đoạn cuối tại đây.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường có diễn biến rất nhanh, các triệu chứng cũng thường xảy ra nhanh chóng trong vài ngày hoặc vài tuần. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường hay có 4 dấu hiệu nhận biết điển hình sau:

(i) Đói và mệt: cơ thể chuyển đổi thức ăn thành glucose mà tế bào sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào cần insulin để có thể hấp thụ glucose. Nếu cơ thể không tạo ra đủ insulin, hoặc nếu các tế bào kháng lại insulin mà cơ thể tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và cơ thể không có năng lượng. Điều này có thể khiến người tiểu đường cảm thấy đói và mệt hơn bình thường.

(ii) Đi tiểu nhiều hơn và khát hơn: Một người bình thường thường sẽ đi tiểu từ 4 – 7 lần/24 giờ. Nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do lượng đường trong máu cao có thể đi nhiều hơn mức này rất nhiều lần. Và bởi vì đi tiểu rất nhiều, bạn sẽ cảm thấy khát. 

(iii) Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: bởi vì đi tiểu nhiều, nên cơ thể thiếu đi độ ẩm. Khi cơ thể bị mất nước, miệng trở nên khô hơn. Và da khô có thể gây ra ngứa.

(iv) Sút cân nhiều: mặc dù ăn nhiều nhưng vẫn bị sút cân.

(v) Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể có thể làm cho tròng kính trong mắt bị sưng lên khiến mắt mờ dần và thị lực giảm.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2

(i) Nhiễm trùng nấm men: cả đàn ông và phụ nữ khi mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải nhiễm trùng nấm men. Nấm men ăn glucose, vì vậy bệnh nhân tiểu đường rất dễ xuất hiện tình trạng này. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, như giữa ngực, ở giữa ngón tay và ngón chân,trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục

(ii) Vết loét hoặc vết thương chậm lành: lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của cơ thể, gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể khó chữa lành vết thương. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai thường không có triệu chứng gì dễ nhận biết. Mẹ bầu có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc đi tiểu thường xuyên hơn. Tiểu đường thai kỳ thường phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose khi thai được 28 tuần.

Tiểu đường ăn gì? Tiểu đường ăn quýt được không?

Tiểu đường nên ăn gì?

(i) Ăn nhiều rau xanh và trái cây: rau xanh & trái cây là những những thực phẩm chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất tự nhiên rất dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có công dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

(ii) Chất đạm: Người bệnh tiểu đường nên sử dụng các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt bò. Bởi trong trong thịt bò có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có tác dụng phòng chống ung thư tốt.

(iii) Chất béo tốt: Nguồn chất béo có bên trong quả bơ, quả hồ đào, quả óc chó, hạnh nhân, dầu oliu, dầu đậu nành sẽ giúp ích cho việc giảm nồng độ cholesterol trong máu. 

(iv) Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: cá là nguồn cung cấp ra chất đạm và chất béo thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi rất giàu axit béo omega-3. Nó không những tốt cho người mắc bệnh tiểu đường mà còn tốt cho sức khỏe tim mạch. 

Tiểu đường ăn quýt được không?

tiểu đường ăn quýt được không
Tiểu đường ăn quýt được không?

Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn quýt được không, chúng ta cần phải biết một điều rằng: trái cây có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. 

Quýt không chỉ là một loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích, mà những chất dinh dưỡng có trong quýt còn được đánh giá khá cao cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường. Loại trái cây này có công dụng giúp kìm hãm và giảm nồng độ đường trong máu, đồng thời giúp nâng cao mức độ nhạy với insulin ở trong tế bào. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bệnh nhân tiểu đường nên đưa quýt vào chế độ ăn uống lành mạnh của mình.

Ở những người tiểu đường tuýp 2, khi mà cơ thể không thể hay khó kiểm soát được glucose thì thành phần Neohesperidin và Nringin có trong quýt sẽ đóng vai trò làm giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C cực cao trong quýt có tác dụng hỗ trợ cơ thể dung nạp glucose, giúp hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến mao mạch tiểu đường.

Bên cạnh đó, thành phần Sinetrol trong quýt còn giúp tăng cường quá trình chuyển hóa lipid. Từ đó giúp làm giảm hàm lượng mỡ thừa trong cơ thể một cách an toàn và nhanh chóng. Hạn chế nguy cơ béo phì – một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường.