Tiểu đường ăn ổi được không?

Tác giả: Nguyễn Trang Đăng ngày: 25/11/2021 Lần cập nhập cuối: 25/11/2021

Ổi vốn được biết đến là một trong những loại trái cây tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên, với lượng đường có trong ổi thì lại khiến những người mắc bệnh tiểu đường phân vân không biết có nên ăn hay không. Để trả lời cho câu hỏi tiểu đường ăn ổi được không và những thông tin hữu ích khác, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

 tiểu đường ăn ổi được không
Tiểu đường ăn ổi được không?

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường là một trong ba bệnh lý có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới (cùng với bệnh tim mạch và ung thư).

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Đây là một bệnh lý mãn tính với biểu hiện lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Do cơ thể của bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa đường trong máu.

Khi mắc phải bệnh tiểu đường, cơ thể người bệnh không thể tự chuyển hóa các tinh bột hoặc đường từ thực phẩm mà người bệnh ăn vào hằng ngày một cách hiệu quả để tạo ra năng lượng. Từ đó, gây ra hiện tượng đường bị tích tụ và tăng dần trong máu.

Bên cạnh đó, lượng đường trong máu thường xuyên ở mức cao. Dần dần sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Hoặc gây ra tổn thương ở các cơ quan khác như thần kinh, mắt, thận và một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Bất kì ai, bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc phải bệnh tiểu đường. Kể cả các mẹ bầu cũng có khả năng mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thường được chia ra làm 2 tuýp:

Tiểu đường tuýp 1

Người mắc bệnh bị thiếu insulin do tuyến tụy không sản xuất insulin. Tiểu đường tuýp 1 khá hiếm gặp. Thường xảy ra ở trẻ nhỏ, hoặc người ở độ tuổi thanh niên chiếm dưới 10% số người mắc bệnh.

Tiểu đường tuýp 2

Người mắc tiểu đường tuýp 2 bị đề kháng với insulin. Nghĩa là cơ thể vẫn có thể sản xuất insulin nhưng nó không thể chuyển hóa được glucose. Phần lớn những người mắc tiểu đường trên thế giới đều thuộc tiểu đường tuýp 2.

Tiểu đường ăn ổi được không?

tiểu đường ăn ổi được không
Tiểu đường ăn ổi được không?

 

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường thắc mắc về vấn đề “tiểu đường ăn ổi được không?”. Và câu trả lời của chúng tôi là có.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ trong 100g ổi sẽ có đến 6g chất xơ. Và nguồn chất xơ dồi dào trong ổi có khả năng ngăn chặn lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Đồng thời giúp làm giảm hấp thu cholesterol. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể lựa chọn ăn ổi hàng ngày. Giúp kiểm soát lượng đường máu trong cơ thể mình. 

Theo các nhà khoa học, hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B có trong lá ổi có tác dụng tích cực trong việc điều trị cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, chiết xuất từ quả ổi và lá ổi có thể giảm tính kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.

Không ít bệnh nhân thắc mắc không biết “tiểu đường ăn ổi được không”. Họ ái ngại bởi chỉ số đường khá cao ở trong ổi. Thực tế điều này cũng không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến việc nên hay không nên ăn loại trái cây này.

Các chuyên gia cho biết: trong chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tiểu đường, không phải chỉ chú ý tới chỉ số đường của thực phẩm (GI) mà còn phải chú trọng tới tải đường huyết của thực phẩm (GL). Bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng những thực phẩm có chỉ số GI cao. Nhưng với điều kiện là chỉ số GL của thực phẩm đó thấp. Chỉ số đường huyết của ổi là 78. Tuy nhiên tải trọng đường trong 100g ổi lại khá thấp, chỉ chiếm 4/40. Do đó, người mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn ổi. Và có thể lựa chọn ổi là trái cây ăn kèm, đưa vào chế độ ăn uống lành mạnh của mình.

Tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

tiểu đường ăn ổi được không
Tiểu đường nên ăn hoa quả gì?

Bên cạnh việc ăn được ổi, bệnh nhân tiểu đường còn có thể ăn được rất nhiều loại trái cây khác nữa. Hoa quả rất tốt cho sức khoẻ và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Chúng ta có thể kể đến một số loại hoa quả như:

Bưởi

Bưởi là loại trái cây đầu tiên nằm trong danh sách những loại hoa quả mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn. Trong bưởi có chứa đến hơn 85% là nước. Bưởi có lượng chất xơ hòa tan tương đối cao và giàu vitamin C. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết thêm, loại quả này còn chứa naringenin. Đây là một hợp chất có tác dụng làm tăng độ nhạy insulin của cơ thể. Và khuyên những bệnh nhân tiểu đường nên ăn nửa quả bưởi mỗi ngày nhằm. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Cam

Cam là loại trái cây nhiệt đới được rất nhiều người ưa thích bởi những dưỡng chất cũng như lợi ích mà nó mang lại là vô cùng phong phú. Một quả cam chứa 87% là nước, nhiều vitamin B1, vitamin C, ít đường và giàu chất xơ. Chỉ số đường huyết có trong cam cũng khá thấp, chỉ ở mức 44. Nên các bệnh nhân tiểu đường có thể ăn cam.

Quả anh đào (cherry)

Với chỉ số đường huyết là 22, anh đào là loại trái cây cực kỳ tốt cho người mắc tiểu đường. Anh đào có chứa hàm lượng lớn các vitamin A, vitamin C, vitamin B9, giàu khoáng chất sắt, magie, kali và nhiều chất xơ. Ngoài ra, anh đào còn chứa nhiều anthocyamin – chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trong máu. Đồng thời làm tăng khả năng tiết insulin lên đến 50%.

Các chuyên gia khuyên bệnh nhân nên ăn cherry tươi. Hoặc bổ sung 1 ly sinh tố cherry mỗi ngày để có thể giúp kiểm soát lượng đường trong cơ thể hiệu quả.

Với khả năng giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và mức đường huyết chỉ là 38, lê được tin tưởng và được nằm trong danh sách những loại trái cây có lợi cho người tiểu đường. Trung bình một quả lê có chứa đến 84% nước, rất giàu vitamin và chất xơ. Do đó, bệnh nhân mắc tiểu đường có thể ăn 1 hoặc 2 quả lê mỗi ngày để giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể ăn nhiều loại trái cây khác. Miễn sao lượng đường hấp thụ vào cơ thể không quá cao. Và chỉ ăn ở mức vừa phải, hay ở mức cho phép, không gây ảnh hưởng xấu tới tình trạng bệnh là được. Nhiều loại trái cây còn có vai trò hỗ trợ vô cùng hiệu quả cho quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. 

Tìm hiểu thêm về bệnh tiểu đường giai đoạn cuối tại đây.