Tiểu đường ăn khoai lang được không?
Tiểu đường là một chứng bệnh khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Vậy tiểu đường là bệnh gì? Tiểu đường ăn khoai lang được không? Một số món ăn thích hợp cho người mắc tiểu đường? Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi trên cũng như cung cấp thêm một số thông tin liên quan đến bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây.

Mục lục bài viết
Tiểu đường là gì?
Tiểu đường hay còn được gọi là bệnh đái tháo đường. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường (glucose) trong máu.
Có thể nói glucose rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Vì đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động một cách bình thường. Đặc biệt là tế bào não.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường khá đa dạng. Tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, dù mắc phải loại tiểu đường nào thì vẫn dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Và từ đó sẽ gây nên hàng loạt vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến sức khỏe.
Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ tại đây.
Tiểu đường ăn khoai lang được không?
Khoai lang là một loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Khoai lang chứa nhiều tinh bột và các chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể con người. Vậy nên nó rất được ưa chuộng để đưa vào thực phẩm ăn uống hàng ngày. Đặc biệt là với những ai đang trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, cũng vì nó chứa nhiều tinh bột và đường nên nhiều người cũng thắc mắc người tiểu đường ăn khoai lang được không?
Nếu như bạn cũng đang băn khoăn không biết người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không thì câu trả lời của chúng tôi là “Có”. Dù trong khoai lang có chứa nhiều carbohydrate nhưng những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn với mức lượng cho phép. Carbohydrate có thể làm gia tăng lượng đường trong máu nhưng hàm lượng chất xơ cao trong khoai lang lại có thể làm cơ thể no lâu. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bên cạnh đó, lượng chất xơ này còn giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột và đường.
Ngoài ra, người bị bệnh tiểu đường ăn khoai lang còn được cho là rất tốt cho sức khỏe. Vì trong khoai lang có chứa:
(i) Carotenoids: có chức năng làm giảm sự kháng insulin và điều hoà đường huyết.
(ii) Beta-carotene và vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Và rất tốt cho sức khỏe của mắt. Đặc biệt, đây còn là 2 chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng loại bỏ gốc tự do gây nguy hại cho tế bào.
(iii) Một lượng lớn chất sắt: giúp các tế bào hồng cầu tạo ra oxy và vận chuyển chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.
(iv) Cung cấp nguồn protein thực vật. Giúp cơ thể no lâu, thúc đẩy giảm cân. Ngoài ra còn giúp làm tăng độ nhạy insulin.
Không chỉ vậy, một số loại khoai lang còn được chứng minh là rất có lợi cho những người bị bệnh béo phì và người mắc các bệnh liên quan đến đường huyết. Ngoài các giá trị dinh dưỡng đó, khoai lang còn chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy nên các bạn không cần phải lo lắng về vấn đề tiểu đường ăn khoai lang được không nữa. Chỉ cần ăn ở mức vừa phải thì sẽ không gây ra ảnh hưởng gì cho sức khoẻ mà ngược lại còn thúc đẩy quá trình điều trị tiểu được khá tốt.
Xem thêm bài viết: Tiểu đường giai đoạn cuối
Một số món ăn cho người tiểu đường

Bên cạnh câu hỏi người tiểu đường ăn khoai lang được không, nhiều người còn không biết tiểu đường nên ăn hoặc tránh những món ăn nào nữa.
Những món ăn dưới đây không chỉ bổ dưỡng mà còn hỗ trợ rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường. Giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Trai, sò huyết luộc
Trai, sò huyết luộc rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
Cách làm: cần chuẩn bị 400g trai hoặc sò huyết cùng các gia vị thường dùng. Trai, sò huyết rửa sạch, sau đó luộc dùng ngay.
Giá đỗ xào
Món giá đỗ xào cũng khá phổ biến, được nhiều người yêu thích. Món ăn này tuy rẻ tiền, đơn giản và dễ thực hiện nhưng rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, những người hay khát nước, uống nhiều, suy nhược, gầy yếu.
Cách làm: Chuẩn bị 500g giá đỗ, dầu thực vật và các loại gia vị thường dùng. Rửa sạch giá để ráo nước, cho chút dầu vào đun nóng chảo, đổ giá vào xào chín đều, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Khổ qua xào đậu
Món khổ qua xào đậu sẽ giúp hạ đường huyết. Đồng thời hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết ở mức ổn định.
Cách làm: Mướp đắng bỏ ruột thái lát mỏng, xào cho chín tái. Sau đó cho đậu phụ thái nhỏ vào xào chín, nêm gia vị vừa ăn. Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn món ăn này hàng ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Mướp đắng xào thịt nạc
Cách làm tương tự như món mướp đắng xào đậu phụ. Món này còn thích hợp cho những bệnh nhân hay chảy máu cam, đau mắt đỏ,…
Phổi dê hầm đậu đỏ
Món ăn này nên dùng cho những bệnh nhân tiểu đường có nước tiểu đỏ đục.
Cách làm: Chuẩn bị 100g đậu đỏ, phổi dê 1 lá và các loại gia vị thường dùng. Phổi dê rửa sạch, thái mỏng. Sau đó cho cả hai thứ vào nồi hầm nhừ cùng 1 chút muối trong vòng 1 tiếng. Như vậy là chúng ta đã có món phổi dê hầm đậu đỏ thơm ngon và tốt cho sức khoẻ rồi.
Rùa hầm ngô nếp
Món ăn này đặc biệt tốt cho những người bị bệnh cao huyết áp do biến chứng tiểu đường gây ra.
Cách làm: chuẩn bị 200g thịt rùa, 2 bắp ngô nếp. Thịt rùa rửa sạch, chặt nhỏ. Ngô tách lấy hạt, có thể để cả râu cho nước thêm ngon ngọt. Cho hai thứ vào nồi, đổ nước ngập, hầm nhừ thành canh súp.