Lòi trĩ là như thế nào? Một số điều cần biết
Bệnh trĩ là một căn bệnh nghiêm trọng, nó ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt thường ngày của chúng ta. Bệnh trĩ thường được chia thành nhiều mức độ tương ứng với các giai đoạn khác nhau. Lòi trĩ là biểu hiện của một trong những giai đoạn đó. Sau đây là nội dung cần lưu ý đối với những trường hợp bị lòi trĩ.

Mục lục bài viết
Lòi trĩ là như thế nào?
Lòi trĩ
Lòi trĩ là như thế nào? Bệnh trĩ không phải căn bệnh của riêng những lứa tuổi trung niên từ 45 – 60 tuổi nữa mà giờ đây nó là căn bệnh có thể bắt gặp ở hầu hết đối tượng. Khi bị bệnh trĩ, nhiều người gặp phải tình trạng lòi trĩ, nó không chỏ gây ra những đau đớn, phiền toái mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Lòi trĩ là như thế nào? Khi bệnh trĩ kéo dài sẽ dần dần hình thành nên một số búi trĩ. Các búi trĩ này sẽ lòi ra bên ngoài hậu môn. Đó chính là lòi trĩ.
Dấu hiệu nhận biết
Đối với từng loại trĩ mà nó sẽ biểu hiện khác nhau:

Trĩ ngoại
Đối với trĩ ngoại, vị trí tại vùng rìa hậu môn có nổi các cục sưng phồng, căng mọng dưới da. Các cục này to dần theo thời gian. Vì xưng phồng như vậy nên hậu môn sẽ bị mất đi các nếp nhăn tự nhiên và sưng phù. Kèm theo biểu hiện xưng đó là cảm giác cộm, vướng rát khi tiếp xúc rất khó chịu.
Trĩ nội
Với trĩ nội, nếu trĩ bị lòi ra thì nó là dấu hiệu cảnh báo những chuyển biến nguy hiểm của bệnh trĩ:
- Sa búi trĩ cấp độ 2: Khi người bệnh rặn đi đại tiện, xuất hiện tình trạng các búi trĩ bị lòi ra ngoài hậu môn. Các búi trĩ lòi ra với độ dài ít. Nó sẽ tự co vào trong ống hậu môn khi đi vệ sinh xong.
- Sa búi trĩ cấp độ 3: Khi bệnh nhân đi đại tiện thì búi trĩ lòi ra bên ngoài nhiều hơn, thường xuyên hơn so với cấp độ 2. Các búi trĩ này sẽ không thể tự co lại vào bên trong hậu môn khi đại tiện xong. Nếu như dùng các lực bên ngoài tác động đến búi trĩ như nhét, ấn thì khi đó búi trĩ sẽ co lại. Khi ngồi lâu, lao động quá sức thì búi trĩ có thể lòi ra ngoài.
- Sa búi trĩ cấp độ 4: Búi trĩ lúc này bị lòi ra bên ngoài. Búi trĩ không thể tự co vào bên trong hậu môn dù có sự tác động. Người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu. Ở cấp độ 4 này có thể gây ra các biến chứng như: tắc mạch trĩ, sa nghẹt hậu môn, nứt kẽ hậu môn…
Nguyên nhân dẫn đến lòi trĩ
Lòi trĩ là như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến lòi búi trĩ? Là câu hỏi mà mọi người thường đưa ra. Để có thể phòng tránh được tình trạng lòi trĩ thì cần phải hiểu được nguyên nhân vì sao bị lòi trĩ?
Nguyên nhân chủ quan
- Táo bón: Do chế độ ăn ít chất xơ, uống ít nước,… mà nhiều người gặp phải tình trạng táo bón. Khi bị táo bón thì sẽ phải dùng nhiều sức để đi vệ sinh. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch. Các tĩnh mạch sẽ bị căng giãn quá mức. Từ đó hình thành búi trĩ và sa búi trĩ.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Nhiều người thường có các thói quen xấu như rặn mạnh khi đi đại tiện, lười vận động, ngồi quá lâu khi đi vệ sinh hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn,… Những thói quen xấu này lâu ngày sẽ dẫn tới bệnh trĩ vì nó thường làm gia tăng áp lực tại các tĩnh mạch trĩ ở vùng hậu môn. Từ đó xuất hiện búi trĩ và sa búi trĩ.
- Do thói quen ăn uống: Người bệnh thường xuyên sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn… Điều này làm cho cơ thể bị nóng trong, nó có tác động không tốt đến trực tràng, gây nên tình trạng táo bón. Ngoài ra, nếu người bệnh có chế độ ăn uống thiếu chất xơ sẽ làm cho phân bị khô. Khi đi đại tiện thì thành tĩnh mạch hậu môn sẽ phải chịu áp lực lớn, lâu ngày sẽ dần hình thành nên búi trĩ.
Nguyên nhân khách quan
- Do mang thai: Thai nhi trong bụng phát triển về kích thước và cân nặng. Điều này đã tạo áp lực lên vùng xương chậu của người mẹ. Quá trình mang thai diễn ra khá lâu nên các mạch máu ở trực tràng phình to hơn, dần dần hình thành nên dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở thì cần rặn mạnh để em bé ra ngoài. Hoạt động này xảy ra sẽ làm tăng áp lực trong lòng ống hậu môn. Từ đó khiến các búi trĩ phình to và sa ra ngoài.
- Do tuổi tác: Người càng lớn tuổi thì hệ tiêu hoá cũng yếu dần, từ đó hệ thống đào thải giảm xuống gây nên hiện tượng lòi trĩ.
Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả
Phòng ngừa
Lòi trĩ là như thế nào? Làm sao để phòng tránh lòi trĩ là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Phương pháp tốt nhất để có thể phòng ngừa bệnh trĩ đó là làm cho phân mềm, giúp phân dễ dàng đi qua hậu môn. Chính vì thế, bạn nên tham khảo cách sau:
Chế độ ăn uống

- Ăn những thực phẩm nhiều chất xơ. Chú ý ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, lúa mạch, yến mạch, ngô, lúa mạch đen, gạo lứt, kê,… Nếu người bệnh ăn những thực phẩm này giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân.
- Bạn cần uống nhiều nước. Công dụng của việc uống nhiều nước là giúp làm mềm phân.
- Dùng chất bổ sung chất xơ. Cần lưu ý khi sử dụng chất xơ bổ sung thì phải chắc chắn uống ít nhất tám ly nước hoặc các chất lỏng khác mỗi ngày. Nếu không, các chất bổ sung có thể gây táo bón hoặc làm táo bón nặng hơn.
Thói quen sinh hoạt
- Khi đi cầu không nên rặn mạnh. Nếu rặn mạnh sẽ tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
- Khi có cảm giác mắc cầu thì hãy đi cầu ngay. Vì nếu càng để lâu, niêm mạc trực tràng dần hấp thu nước trong phân bị ứ đọng, phân sẽ trở nên khô, cứng và khó hơn đi cầu hơn.
- Xây dựng thói quen tập thể dục. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch.
- Nên tránh ngồi lâu, nếu đặc thù công việc phải ngồi lâu thì thỉnh thoảng phải đứng dậy vận động, đi lại; đặc biệt là không nên ngồi lâu ở bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Duy trì lối sống này không những có tác dụng phòng ngừa bệnh trĩ mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khoẻ.
Điều trị
Lòi trĩ là như thế nào? Cách điều trị khi bị lòi trĩ là câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm. Tuỳ vào từng triệu chứng mà người bệnh gặp phải sẽ có các cách điều trị khác nhau.
Điều trị nội khoa
- Bệnh nhân điều trị bảo tồn và chế độ sinh hoạt: điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, ớt. Giữ thói quen đi lại khi ngồi quá lâu. Có thể ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm để cải thiện triệu chứng.
- Dùng thuốc: các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch cũng giúp giảm triệu chứng hiệu quả.
Điều trị ngoại khoa
- Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối: cắt bỏ theo các phương pháp kinh điển hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.
- Trường hợp trĩ mức độ nhẹ: Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ.
- Trĩ độ 1 và 2: dùng phương pháp chích xơ.
- Thắt bằng dây thun-Vòng thắt cao su.
- Phương pháp Longo (stapled hemorrhoidectomy-PPH, 1998): làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ.
- Phương pháp khâu triệt mạch THD
- Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển có thể kể đến như Miligan Morgan, Ferguson, White Head.
Cách chăm sóc khi bị búi trĩ lòi ra ngoài
Lòi trĩ là như thế nào? Chăm sóc ra sao để bệnh không tiến triển nặng hơn?
- Cần chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương, tránh để nhiễm khuẩn. Ngâm hậu môn trong nước ấm 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 10 phút và lau khô nhẹ nhàng.
- Dùng giấy ướt loại cho em bé khi đi vệ sinh để tránh sự trầy xước búi trĩ..
- Chườm khăn lạnh, sau đó đắp gạc lạnh lên hậu môn 10 phút và thực hiện 4 lần/ ngày khi cảm thấy búi trĩ đau đớn không thể chịu đựng được.
- Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ
- Người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định trong ngày.
Trên đây là toàn bộ những nội dung về lòi trĩ là như thế nào? Nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh và cách chữa trị như nào? Mọi người cần nắm được những thông tin về lòi trĩ là như thế nào bởi bệnh trĩ là một bệnh rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất có thể sẽ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác không ngờ tới.