Em bé béo phì sớm có sao không?

Tác giả: Nguyễn Trang Đăng ngày: 26/11/2021 Lần cập nhập cuối: 26/11/2021

Trẻ em luôn là đối tượng được mọi người quan tâm đến từ chế độ dinh dưỡng, chiều cao cho đến tình trạng cân nặng. Hiện nay, tình trạng trẻ em béo phì xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Và bản thân nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Không biết em bé béo phì sớm có sao không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.

em bé béo phì
Em bé béo phì sớm có sao không?

Béo phì là gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng của cơ thể hoặc ở toàn thân. Gây ra nhiều nguy hại tới tình trạng sức khỏe. Hay nói cách khác, bệnh béo phì thể hiện trọng lượng cơ thể cao hơn trọng lượng chuẩn ở một người khỏe mạnh. Béo phì còn được coi là một bệnh mãn tính. Do sự dư thừa lượng mỡ quá mức trong cơ thể. 

Bệnh béo phì được phân loại bằng chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số khối cơ thể được tính dựa trên trọng lượng cơ thể và chiều cao. Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ được tính theo công thức cụ thể. Đó là trọng lượng cơ thể của 1 người (tính bằng kg) chia cho bình phương chiều cao của người đó (tính bằng mét). Do chỉ số BMI mô tả mối quan hệ giữa chiều cao và trọng lượng của cơ thể. Nên sẽ có sự liên quan chặt chẽ đến tổng số lượng mỡ phân bố trong cơ thể ở người trưởng thành.

Cũng theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, một người trưởng thành (trừ người có thai) nếu có chỉ số BMI trong khoảng 25 – 29,9 sẽ được xem là thừa cân. Và một người trưởng thành có chỉ số BMI từ 30 trở lên sẽ được xem là béo phì.

Em bé béo phì sớm có sao không?

Phụ huynh nào cũng muốn dành cho con những gì tốt nhất có thể. Kể cả chuyện ăn uống. Trẻ em đang độ tuổi ăn tuổi lớn. Nên nhiều người thường cho bé ăn khá nhiều, không theo một chế độ nào cả. Hoặc do cơ thể bé hấp thụ tốt nên rất dễ khiến trẻ bị thừa cân béo phì. Tình trạng em bé béo phì không còn quá lạ lẫm trong xã hội ngày nay. Nhưng liệu tình trạng này có gây ảnh hưởng gì tới sức khoẻ của bé hay không? Đây lại là điều mà nhiều phụ huynh lo lắng.

Điều bất lợi đầu tiên đối với tình trạng em bé béo phì là thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Mặc dù vấn đề béo phì không còn quá xa lạ trong xã hội hiện nay. Thậm chí là khá nhiều người, khá nhiều trẻ em gặp phải. Nhưng các em bé béo phì có thể vẫn sẽ phải chịu đựng những cái nhìn có phần thiếu thiện cảm từ mọi người xung quanh. Và điều này có thể khiến em bé cảm thấy khó chịu. Khổ tâm sâu sắc và tự ti về thân hình quá khổ của mình. Em bé béo phì thường sống ít giao tiếp hơn. Bởi bé dễ bị bạn bè trêu chọc, khinh thường. Hoặc bị phân biệt đối xử, thậm chí là còn bị bắt nạt.

Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác. Điển hình như: mỡ máu cao (hypercholestérolémie), tăng cholesterol. Hoặc khi chất insulin được tiết ra nhiều, tích tụ trong máu có thể dẫn đến bệnh tiểu đường sau này.

Như vậy chứng béo phì ở trẻ em cũng là một trong những nguồn gốc phát sinh ra các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, hội chứng tim mạch, rối loạn tuần hoàn não, các bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá, biến chứng chỉnh hình các chi dưới,… 

Vậy nên, các bậc phụ huynh cần phải hết sức lưu ý tới tình trạng cơ thể của bé. Tránh để xảy ra tình trạng béo phì và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ sau này.

Tìm hiểu thêm về những tác hại béo phì tại đây.

Cách phòng tránh béo phì ở trẻ em

em bé béo phì
Em bé béo phì sớm có sao không?

Vấn đề em bé béo phì ngoài ảnh hưởng đến tâm lý và học tập, trẻ còn phải đối diện với nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Dưới đây là một khuyến nghị của về cách phòng tránh béo phì ở trẻ em theo độ tuổi mà bố mẹ có thể tham khảo:

Với trẻ sơ sinh

Mẹ cần cho con bú sữa mẹ. Bởi sữa mẹ ngoài chứa kháng thể giúp trẻ có thể phòng tránh bệnh vặt còn giúp trẻ tránh bị béo phì.

Với trẻ từ 1 – 5 tuổi

Cho trẻ ăn đủ chất, cân đối. Nên dạy cho trẻ những trò chơi vận động. Hoặc có thể đưa trẻ ra ngoài trời tắm nắng giúp tăng vitamin D và tránh còi xương.

Với trẻ từ 6 – 12 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu đến trường. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ ăn nhiều rau xanh. Hạn chế ăn quá nhiều chất ngọt và chất béo. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên khuyến khích con trẻ chơi các trò chơi vận động có lợi cho sức khoẻ và sự phát triển của chiều cao. Ví dụ như đi xe đạp, đi bộ, chơi đá bóng, bơi lội,… mỗi ngày.

Trẻ từ 13 – 18 tuổi

Lúc này, các cha mẹ nên dạy trẻ cách ăn uống khoa học, lành mạnh để tránh bị béo phì. Đồng thời giúp trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khoẻ, tập thể dục thể thao hàng ngày.

Một lưu ý chung cho mọi lứa tuổi đó là để tránh việc em bé béo phì ngày càng gia tăng, các phụ huynh không nên cho trẻ xem tivi hay chơi game trong bữa ăn. Thường xuyên nấu cho trẻ ăn ở nhà, cân bằng dưỡng trong chế độ ăn uống của trẻ. Yêu cầu trẻ đi ngủ đúng giờ. Cuối cùng, nên khuyến khích con trẻ vận động mỗi ngày. Những điều này đều để có thể tránh gây nên bệnh béo phì ở trẻ.