Dấu hiệu trĩ nhẹ, cách phòng ngừa trĩ hiệu quả

Tác giả: Nguyễn Trang Đăng ngày: 25/11/2021 Lần cập nhập cuối: 25/11/2021

Trĩ là một bệnh lý xuất hiện ở nhiều người, thuộc nhiều đối tượng khác nhau. Phần lớn mọi người đều mắc trĩ nhẹ và không gây nguy hiểm tới sức khoẻ nhưng sẽ có những ảnh hưởng tới việc sinh hoạt hàng ngày. Để biết được các dấu hiệu trĩ nhẹ cũng như cách phòng ngừa hiệu quả, bạn đọc có thể theo dõi bài viết sau đây.

dấu hiệu trĩ nhẹ
Dấu hiệu trĩ nhẹ, cách phòng ngừa trĩ hiệu quả

Nhận biết dấu hiệu trĩ nhẹ

Bệnh trĩ nhẹ là khi bệnh xảy ra ở phần hậu môn – trực tràng. Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ và nguyên nhân hình thành do các tĩnh mạch ở hậu môn bị căng giãn quá mức. Bệnh trĩ nhẹ sẽ không gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cho người bệnh như bệnh trĩ nặng. Vì vậy không ít người đã chủ quan mà bỏ qua “thời gian vàng” để chữa bệnh này. Đến khi bệnh trở nặng thì mới đi đến các cơ sở y tế để chữa trị. Như vậy sẽ khiến việc chữa trị bị trì trệ, vừa tốn thời gian vừa tốn tiền bạc, bệnh nhân phải chịu nhiều đau đớn hơn.

Bên cạnh đó, nếu như bệnh trĩ nhẹ không được chữa trị sớm và chữa triệt để, bệnh sẽ chuyển biến nặng. Và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ như bội nhiễm, hoại tử, ung thư đại – trực tràng,…

Bệnh trĩ ở nhẹ thường diễn biến rất âm thầm nên chúng ta sẽ rất khó để phát hiện ra bệnh. Dấu hiệu trĩ nhẹ thường thấy nhất đó là chảy máu. Nếu đại tiện mà thấy có máu ở phân hay ở giấy vệ sinh, người bệnh cần nghĩ ngay đến dấu hiệu trĩ nhẹ.

Bên cạnh đó, người bệnh còn thấy cảm giác ngứa ngáy, đau rát ở vùng hậu môn. Tình trạng nặng hơn, người bệnh sẽ thấy có cục thịt nhỏ lòi ra, đó là búi trĩ. Trĩ ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ sẽ có kích thước khá nhỏ và vẫn có thể tự co vào được. Nếu đi chữa ở giai đoạn này, việc chữa trị rất đơn giản và đạt hiệu quả nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

(i) Táo bón: Người bị táo bón sẽ làm cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn nở quá mức rồi gây sưng, phù dẫn đến hình thành búi trĩ.

(ii) Uống ít nước: Nước có tác dụng rất tốt cho cơ thể. Khi cơ thể thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và cơ thể con người. Thiếu nước sẽ khiến quá trình tiêu hóa thức ăn kém đi, dạ dày phải tiết axit, hoạt động nhiều hơn. Từ đó, gây rối loạn đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới đại –  trực tràng gây ra bệnh trĩ.

(iii) Thiếu chất xơ: Việc ăn nhiều thịt, ít ăn rau củ quả cũng là một trong nguyên nhân bị táo bón và hình thành nên trĩ.

(iv) Tuổi tác. Tuổi cao, các cơ ở vùng hậu môn sẽ bị nhão và thoái hóa. Theo nghiên cứu, độ tuổi từ 40 trở lên, nguy cơ mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 60%.

(v) Do di truyền. Khi bố hoặc mẹ bị bệnh trĩ thì con cái sinh ra có sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn.

(vi) Mang thai: Phụ nữ mang thai và sau sinh có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường.

(vii) Tâm lý: Bị stress thường xuyên sẽ khiến hormon trong cơ thể thay đổi. Từ đó gây ảnh hưởng tới các tĩnh mạch và niêm mạc ở vùng đại – trực tràng.

(viii) Giấy vệ sinh kém chất lượng. Sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng sẽ ảnh hưởng tới các niêm mạc ở hậu môn.

(ix) Sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích.

(x) Ăn nhiều  thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng sẽ làm thay đổi và làm chậm quá trình tiêu hóa. Dẫn tới táo bón, dần dần hình thành nên búi trĩ.

(xi) Bệnh về hậu môn: những người đang mắc các bệnh về hậu môn cũng rất dễ bị trĩ.

(xii) Ngồi lâu, ngồi không đúng tư thế. Điều này sẽ làm tăng áp lực tới hậu môn, làm giãn các tĩnh mạch gây sưng phù và dẫn tới trĩ.

(xiii) Đi đại tiện quá lâu hay dùng lực quá sức

(xvi) Bệnh về phế quản: khi bị các bệnh về phế quản chắc chắn sẽ bị ho nhiều. Khi ho sẽ làm giãn phế quản. Và ho nhiều sẽ ảnh hưởng tới vùng bụng rồi xuống dưới vùng hậu môn. Khiến các tĩnh mạch bị suy yếu, lâu dần sẽ dẫn tới trĩ.

Tìm hiểu về bệnh trĩ nội và trĩ ngoại tại đây.

Cách phòng ngừa trĩ hiệu quả

Lối sống bừa bãi, không hợp lý và thiếu khoa học của đại bộ phận người trẻ tuổi trong xã hội hiện nay là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự xuất hiện của bệnh trĩ nhẹ. Không những vậy còn có thể bị các loại trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp nữa. Vì vậy, theo các chuyên gia, bên cạnh các phương pháp chữa trị bệnh trĩ thì việc thay đổi lối sống và thói quen là một trong những vấn đề rất quan trọng giúp bản thân mỗi người có thể phòng ngừa trĩ hiệu quả.

dấu hiệu trĩ nhẹ
Dấu hiệu trĩ nhẹ, cách phòng ngừa trĩ hiệu quả

(i) Không nên ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

(ii) Không uống nhiều rượu bia hay sử dụng các chất kích thích như thuốc lá,…

(ii) Chú ý việc nghỉ ngơi, và thư giãn. Tránh để tinh thần bị stress, căng thẳng quá nhiều. Điều này sẽ khiến cho bệnh tình càng trở nặng hơn.

(iii) Không nên ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu. Và trong lúc đi đại tiện không nên đọc sách, báo hay xem điện thoại,…

(iv) Tập thể dục thể thao thường xuyên.

(v) Hạn chế ngồi và đứng một chỗ trong thời gian dài, và tránh khuân vác đồ nặng.

(vi) Uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Giúp hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón.

(vii) Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa. Giúp tăng sức bền thành mạch máu. Đồng thời ngăn ngừa bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

(viii) Không nên ngồi một chỗ quá lâu và cần phải thay đổi ngay thói quen lười vận động.

(ix) Hạn chế ngồi xổm, rặn khi đại tiện. Như vậy sẽ tăng áp lực lên vùng hậu môn và gây ra bệnh trĩ

(x) Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đi đại tiện

(xi) Không nên quan hệ tình dục qua hậu môn

(xii) Mặc quần áo rộng rãi thoải mái, tránh mặc đồ bó sát gây tổn thương vùng hậu môn

(xiii) Có kế hoạch thăm khám và sử dụng thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.