Dấu hiệu bị trĩ, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bệnh trĩ là một trong những bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Căn bệnh này nếu không được chữa trị hiệu quả có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu bị trĩ, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này.
Mục lục bài viết
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ theo cách gọi của dân gian còn được gọi là bệnh lòi dom. Các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều.
Bệnh trĩ thường xuất hiện ở các đối tượng có độ tuổi từ 45 – 60. Tuy nhiên, do chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ có thể phân thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Nguyên nhân và dấu hiệu bị trĩ
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Do tính chất công việc
Nhân viên văn phòng hay các công nhân may là những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ bởi tính chất công việc của họ là ngồi nhiều, ít có thời gian vận động. Việc ngồi quá lâu một chỗ đã dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu, lâu ngày sẽ bị giãn và sưng phòng, từ đó hình thành búi trĩ.
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ chính là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ. Thiếu chất xơ khiến phân bị khô và việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể là thủ phạm khiến cho bệnh trĩ hình thành.
Do tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài quá lâu
Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn, gây nên áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ.
Do thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi
Yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân mắc bệnh trĩ. Cơ thể căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi khiến cho toàn bộ cơ thể bị áp lực, trong đó có cả hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân khác
Bệnh trĩ cũng có thể hình thành do quá trình mang thai và sinh con, tuổi tác cũng chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ, béo phì hoặc có thể là cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý tiền ẩn khác.
Dấu hiệu bị trĩ
Dấu hiệu bị trĩ là gì? Bệnh trĩ thường được phát hiện khi người bệnh có các dấu hiệu sau:
– Ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết còn đọng ở ống hậu môn;
– Đau và rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện;
– Vùng hậu môn bị sưng đỏ kèm theo tấy;
– Xuất hiện một ít máu khi đi vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh khi đi cầu do vỡ búi trĩ.
– Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.
Những triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy hậu môn có thể khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gây nên rất nhiều phiền toái ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
Cách điều trị hiệu quả
Thông qua các dấu hiệu bị trĩ, có thể xác định được tình trạng bệnh. Bệnh trĩ có thể chữa khỏi với những phương pháp khác nhau, bao gồm:
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây
Điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Tây là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân để cải thiện tình trạng bệnh. Một số loại thuốc được các chuyên gia y tế khuyên dùng để điều trị bệnh trĩ, như:
- Thuốc kháng sinh, giảm viêm: Aspirin, Acetaminophen, Penicillin,…
- Thuốc giảm đau: Medicone, Trimebutine, Dibucaine,
- Thuốc co mạch: Epinephrine, Norepinephrine, Phenylephrine,…
- Thuốc bôi hậu môn: Titanoreine, Proctolog, Hemorrhostop,…
- Thuốc đặt hậu môn: Calmol, Witch Hazel, Avenoc,…
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ (cấp độ 1 và cấp độ 2) hoặc bệnh trĩ đang ở giai đoạn khởi phát. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc uống hoặc thuốc bôi khi chưa có sự đồng ý của giới chuyên môn. Bởi thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Vì những thuốc này đa số chỉ có công dụng giảm đau, kháng viêm, điều trị tạm thời, không có tác dụng triệt để nên bệnh rất dễ tái lại với mức độ nặng và phức tạp hơn. Do đó, người bệnh cần cân nhắc cẩn trọng nếu đã sử dụng Tây y trong thời gian dài mà không có kết quả.
Điều trị bệnh trĩ bằng can thiệp ngoại khoa
Đối với các bệnh trĩ ở giai đoạn nặng (cấp độ 3 và cấp độ 4) việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi không đem lại hiệu quả như mong muốn, cho nên cần sử dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ (biện pháp điều trị cuối cùng để cải thiện bệnh).
Điều trị bệnh trĩ bằng ngoại khoa bao gồm các phương pháp sau:
- Thắt búi trĩ bằng dây thun
- Chích xơ mạch máu
- Phương pháp cắt trĩ bằng công nghệ Laser
- Phương pháp Longo
- Phương pháp khâu triệt mạch THD
- Phương pháp Milligan Morgan
- Phương pháp Ferguson
- Phương pháp White Head
Phương pháp cắt bỏ búi trĩ chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Đối với các đối tượng suy giảm hệ miễn dịch hoặc bị viêm đại tràng thể hoạt động thường không được chỉ định điều trị. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cẩn thận với những phát sinh không mong muốn như: Nhiễm trùng, xuất huyết, sưng đau sau phẫu thuật,…