Dấu hiệu bị trĩ nội, một số điều cần biết

Tác giả: Lưu Nghĩa Đăng ngày: 28/11/2021 Lần cập nhập cuối: 29/11/2021

Bệnh trĩ là một căn bệnh có thể nói là phổ biến thường gặp ở những người trong độ tuổi trung liên và người già.Nguyên nhân dẫn đến bị bệnh trĩ đó là do trong tĩnh mạch của hậu môn hay trực tràng bị chịu áp lực lớn. Nếu bị chịu áp lực chèn ép từ bến trong thì tĩnh mạch có thể bị xung huyết và chảy máu.Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu dấu hiệu trĩ nội, một số điều cần thiết.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội 

Táo bón mãn tính: Táo bón là nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh trị nội và trĩ ngoại. Bị táo bón tạo áp lực khi đi đại tiện gây áp lực đến trực tràng  hậu môn và dẫn đến hiện tượng làm giãn tĩnh mạch.

Tuổi tác cao: Người cao tuổi có cấu trúc mô nâng đỡ tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng có xu hướng trở nên lỏng lẻo và dễ bị giãn phình khi có tác động.

Mang thai: Khi thai nhi phát triển đã làm giãn tử cung gây đến việc chậm nhu động ruột dẫn đến bị táo bón và nguy cơ cao bị bắc bệnh trĩ.

Nguyên nhân gây ra trĩ nội.

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội

Trĩ nội nằm ở vị trí trực tràng thấp ở bên trong hậu môn không thể nhìn thấy hay sờ thấy được, thường thì những người mắc bệnh trĩ nội sẽ cảm thấy rất bình thường không cảm thấy bị khó chịu hay đau nhức gì cho đến lúc đi đại tiện. 

Trong trường hợp đi đại tiện không đau thì sẽ bị chảy máu: trong giai đoạn đầu thường sẽ xuất hiện số ít lượng máu dính trên giấy vệ sinh hoặc ở dưới bồn cầu. Một thời gian sau khi bị tăng áp lực thì máu sẽ chảy thành từng giọt hoặc thành tia. 

Dấu hiệu thường thấy rõ nhất đó là đau và rát khi trĩ nội bị đùn ra ngoài hậu môn.

Trĩ nội thường sẽ có 3 cấp độ:

Cấp độ 1: Búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn.

Cấp độ 2: Bình thường thì búi trĩ sẽ bên trong hậu môn nhưng khi đi đại tiện nó sẽ lộ ra bên ngoài. 

Cấp độ 3: Khi đai tiện kiểu ngồi xổm thì búi trĩ sẽ lộ ra ngoài.

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội.

Mẹo phòng ngừa bệnh trĩ tại nhà

Những cách tốt và hiệu quả để phòng tránh bệnh trĩ đó là không lên ăn quá nhiều thực phẩm khô, vì ăn quá nhiều đồ khô sẽ làm cho phân bị cứng lên uống nhiều nước và rau củ quả nhều để làm cho phần mềm, phân mềm sẽ dễ đi qua đường hậu môn.

Lên thực hiện những biện pháp cơ bản sau để ngăn ngừa các loại bệnh trĩ như trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp và có lợi cho sức khỏe:

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.                  

Tập thể dục đều đặn, vận động giúp cho ngăn ngừa không bị táo bón và có thể làm giảm áp lực đến tĩnh mạch ngoài ra tập thể dục còn có thể giảm cân và giúp cho cơ thể có một sức khỏe bền bỉ.