Dấu hiệu bị trĩ ngoại, cách phòng ngừa hiệu quả

Tác giả: Nguyễn Trang Đăng ngày: 25/11/2021 Lần cập nhập cuối: 25/11/2021

Bệnh trĩ là một chứng bệnh không quá lạ lẫm với chúng ta, và cũng khá nhiều người mắc phải. Nhưng bệnh trĩ là gì? Dấu hiệu bị trĩ ngoại? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại? Có cách nào để phòng tránh chứng bệnh này hay không? Để có được đáp án cho những câu hỏi này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

dấu hiệu bị trĩ ngoại
Dấu hiệu bị trĩ ngoại, cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ trong dân gian còn gọi là bệnh lòi dom. Bệnh trĩ là chứng bệnh được hình thành do các mạch máu và tĩnh mạch ở trĩ bị giãn nở quá mức. Bệnh trĩ khá phổ biến, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc phải, dù là nam hay nữ, trẻ nhỏ hay người lớn tuổi. Theo thống kê, có đến 3/4 dân số trên thế giới mắc bệnh trĩ. Đặc biệt là những người trong độ tuổi 45–65 tuổi.

Dựa vào vị trí phát sinh, bệnh trĩ được chia thành hai nhóm chính gồm:

(i) Trĩ nội: xảy ra ở bên trong trực tràng, thường gây chảy máu nhưng không đau. Tình trạng búi trĩ phát triển lớn đến mức lồi ra ngoài hậu môn gọi là sa búi trĩ.

(ii) Trĩ ngoại: khi búi trĩ gồm các tĩnh mạch xung quanh vùng hậu môn, gây đau ngứa và đôi khi kèm theo xuất huyết.

Theo các bác sĩ, bệnh trĩ không phải chứng bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ. Tuy nhiên, chứng bệnh này vẫn những ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Dấu hiệu bị trĩ ngoại hay trĩ nội cũng khá phổ thông, như chúng tôi đã nhắc tới ở trên. Việc nhận biết dấu hiệu bị trĩ ngoại và trĩ nội này khá quan trọng. Giúp chúng ta sớm phát hiện ra bệnh để đi khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời, không phải chịu nhiều đau đớn và bất tiện trong việc sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại

Khi đã nhận biết được dấu hiệu bị trĩ ngoại, người ta thường tò mò về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại nữa. Điều này cũng sẽ giúp các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Có một số nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại mà chúng ta có thể kể đến như:

(i) Có chế độ sinh hoạt không điều độ

(ii) Thường xuyên phải ngồi một chỗ, ít vận động

(iii) Do các bệnh về đường tiêu hóa gây ra.

(iv) Táo bón lâu ngày không điều trị dứt điểm cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

(v) Do việc chèn ép, gây áp lực lên hậu môn.

(vi) Yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

(vii) Do cơ thắt hậu môn bị nhão, thoái hoá. Điều này xuất hiện chủ yếu ở người cao tuổi.

(viii) Do quá trình mang thai, sinh nở ở phụ nữ. Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và sau sinh.

Tìm hiểu thêm về bệnh trĩ ngoại tại đây.

Cách phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả

dấu hiệu bị trĩ ngoại
Dấu hiệu bị trĩ ngoại, cách phòng ngừa hiệu quả

Không nên ngồi một chỗ quá lâu

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, việc ngồi một chỗ quá lâu, trong thời gian kéo dài là một trong những nguyên nhân làm bệnh trĩ có nguy cơ gia tăng. Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở những người không vận động và ít vận động là 72,9%. Còn với những người thường xuyên vận động, tỷ lệ mắc bệnh trĩ giảm xuống 43%. Vì vậy, để phòng tránh mắc phải bệnh trĩ, mọi người nên vận động một chút sau khoảng 40-50 phút ngồi một chỗ. Đặc biệt là những người thuộc dân văn phòng nên chú ý tới điều này.

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ đảm bảo sức khỏe cho bạn. Đồng thời cũng sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh trĩ một cách hiệu quả. Nên thêm vào thực đơn hàng ngày những loại thực phẩm giúp cơ thể được bổ sung thêm nhiều chất xơ như hoa quả, rau xanh,… Hạn chế sử dụng rượu, bia, các chất kích thích, hay các loại đồ ăn cay nóng như ớt, tiêu… Các loại thực phẩm này dễ gây tắc nghẽn và kích thích vùng hậu môn. Từ đó gây ra chứng táo bón, là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh trĩ.

Uống nước đầy đủ

Nếu như uống quá ít nước sẽ khiến khả năng tiêu hóa của cơ thể bị kém đi, dễ bị khó tiêu và gây ra táo bón. Để có thể khắc phục tình trạng này, bạn nên uống nước đầy đủ, ít nhất là 1,5 lít nước mỗi người. Uống đủ nước sẽ đem lại cho bạn một sức khỏe dồi dào, tinh thần sảng khoái, chống stress tốt. Và khả năng phòng chống các bệnh lý khác cũng được nâng cao.

Đi đại tiện quá lâu

Thói quen hút thuốc, đọc báo,chơi game, nghịch điện thoại,… khi đi đại tiện sẽ làm rối loạn khả năng tiêu hóa của bạn. Nhiều người hoàn toàn không biết rằng những điều trên sẽ làm tâm trí bị phân tâm, gia tăng áp lực vùng hậu môn. Nếu cứ duy trì thói quen này thường xuyên, sẽ làm tăng áp lực cho các tĩnh mạch, dễ hình thành nên các búi trĩ.

Vệ sinh không sạch sẽ vùng hậu môn

Thông thường sau khi đi vệ sinh xong, đặc biệt là sau khi đi đại tiện, mọi người thường sử dụng giấy vệ sinh. Nhưng nó không thể làm sạch được hậu môn. Vẫn còn một lượng phân nhất định bám ở các nếp da xung quanh hậu môn. Lâu ngày sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn hoạt động, là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Chính vì vậy, để hạn chế được việc này, mọi người nên dùng nước để làm sạch vùng hậu môn sau khi đi đại tiện.Nếu như có thời gian, có thể tắm ngay sau khi đi đại tiện.