Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả
Bệnh trĩ ngoại dễ thấy hơn các loại trĩ nội hoặc trĩ hỗn hợp, tuy nhiên bệnh này dễ bị nhầm lẫn với trĩ nội có sa búi trĩ. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân cần nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị.
Mục lục bài viết
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom. Do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều nên các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên. Nếu tình trạng bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh trĩ thường xuất hiện ở các đối tượng có độ tuổi từ 45 – 60 tuy nhiên ngày càng có dấu hiệu trẻ hoá do chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý của nhiều người trẻ.
Căn cứ vào vị trí búi trĩ, bệnh trĩ được phân thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Bệnh trĩ là sự co dãn của các tĩnh mạch hậu môn, khiến các búi trĩ sa ra ngoài. Dưới đây là một số yếu tố dẫn tới sự co dãn quá mức của các tĩnh mạch.
Do táo bón
Khi bị táo bón trong thời gian dài, việc dùng rất nhiều lực để rặn tống phân ra ngoài đã đè nén lên các tĩnh mạch hậu môn khiến các tĩnh mạch chịu áp lực lớn, lâu ngày gây co dãn. Bên cạnh đó, táo bón kèm theo phân rắn và phải mất thời gian đại tiện lâu, gây tác động xấu cho hậu môn, dẫn tới bệnh trĩ.
Do thói quen ăn uống
Những người ăn quá nhiều đạm, protein, ăn cay, ăn các thực phẩm dầu mỡ, uống nhiều rượu, bia, cà phê, … nhưng thiếu chất xơ, uống ít nước, … dẫn tới táo bón, gây ra bệnh trĩ.
Do đứng, ngồi quá lâu
Đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài cũng là nguyên nhân bệnh trĩ. Hiện nay, nhiều nhân viên văn phòng, công nhân may, lắp ráp, tại các khu công nghiệp, hay lái xe, … do ngồi nhiều khiến một lực lớn dồn nén lên hậu môn nên dễ được bệnh trĩ ghé thăm.
Vận động mạnh
Những người làm các công việc nặng như khuân vác, vận động viên thể thao đều là những đối tượng có nguy cơ mắc trĩ. Vận động mạnh thường xuyên, sức cơ thể dồn xuống hậu môn, đùi và bắp chân, khiến các tĩnh mạch co dãn dẫn tới trĩ.
Béo phì
Bởi trọng lượng cơ thể lớn, hệ tiêu hóa hoạt động kém hơn nên người mắc bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao.
Phụ nữ mang thai, sinh nở
Đây là đối tượng dễ mắc trĩ nhất. Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần trong tử cung gây áp lực cho vùng xương chậu và hậu môn và khi sinh thường thai phụ phải dùng lực rất lớn để rặn thai nhi ra ngoài dẫn tới hình thành búi trĩ.
Do tuổi tác cao
Khi lớn tuổi, cơ thể bắt đầu có những biểu hiện thoái hóa, hệ tiêu hóa cũng kém đi, không còn linh hoạt như trước. Đặc biệt, các tĩnh mạch hậu môn lão hóa dần là điều kiện cho trĩ hình thành và phát triển.
Do rối loạn tiêu hóa
Khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh có thể bị táo bón hoặc bị tiêu chảy. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ hình thành bệnh trĩ do hệ thống tĩnh mạch trực tràng hậu môn bị tác động mạnh nên chúng bị căng giãn ra, sưng lên.
Do xơ gan
Đây cũng là một nguyên nhân gây ra bệnh trĩ, khi bị xơ gan sẽ dẫn đến tình trạng ứ máu ở đám rối tĩnh mạch trĩ do áp lực lên tĩnh mạch cửa bị tăng lên.
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị
Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại ở giai đoạn đầu thường không có những biểu hiện rõ ràng, chỉ khi bệnh chuyển biến nặng hơn thì mới có những dấu hiệu rõ rệt như:
Táo bón
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ ngoại là tình trạng táo bón hoặc đại tiện khó khăn. Đặc biệt tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng các thực phẩm, đồ ăn cay nóng hay chất kích thích. Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị.
Mỗi lần đi đại tiện đối với người bệnh vô cùng khó khăn thường phải rặn hết sức gây ra cảm giác đau rát và khó chịu. Hơn nữa, khi đi đại tiện xong cũng có cảm giác chưa đào thải hết phân ra ngoài nên luôn có cảm giác muốn đi đại tiện.
Hình thành khối thịt thừa ở rìa hậu môn
Một dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của bệnh trĩ ngoại là xuất hiện một khối thịt thừa bên rìa hậu môn. Búi trĩ thường có màu đen, màu tím thẫm hoặc đỏ. Kích thước của búi trĩ sẽ khác nhau tùy vào tình trạng bệnh.
Xuất hiện máu đông trong búi trĩ
Khi trĩ ngoại đến các giai đoạn trở nặng sẽ xuất hiện triệu chứng này, cục máu đông xuất hiện trong búi trĩ gây ra tình trạng đau đớn cho người bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do các tĩnh mạch bên trong búi trĩ phình to ra làm cho máu không thể lưu thông nên tích tụ lại.
Có da thừa ở hậu môn
Đây là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân bị trĩ ngoại cấp tính, khi búi trĩ bị nghẹt hoặc tiêu dần có thể hình thành nên các mảnh da thừa ở hậu môn. Các mảnh da thừa ở hậu môn thường không gây đau đớn nhiều cho người bệnh nhưng cũng gây ra các cảm giác khó chịu. Đặc biệt dấu hiệu bệnh trĩ ngoại này sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác đau khi ngồi xuống và luôn có cảm giác khó tiêu.
Đau rát hậu môn
Khi búi trĩ xuất hiện ở rìa hậu môn người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, vướng víu thậm chí là đau nhức, gặp khó khăn trong việc ngồi. Khi búi trĩ to ra các huyết khối sẽ gây chèn ép lên mạch máu gây nên tình trạng đau nhức dữ dội ngay cả khi đi đứng làm việc hoặc nghỉ ngơi.
Nếu tình trạng này kéo dài sẽ có thể dẫn đến hoại tử hậu, nguy hiểm hơn nữa nếu như búi trĩ bị nhiễm khuẩn sẽ gây nên tình trạng lở loét hậu môn, đau nhức dữ dội. Vì thế cần kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ ngoại để phòng tránh được những nguy cơ mà nó ta mang đến.
Sa búi trĩ
Sa búi trĩ là tình trạng búi trĩ bị trồi ra ngoài hậu môn, tùy thuộc vào mức độ và tình trạng của người bệnh mà búi trĩ sẽ bị sa nhiều hay ít. Đối với trĩ ngoại khi bệnh ở mức độ nhẹ thì búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn ít hơn so với ở mức độ nặng. Thường thì búi trĩ bị sa ra ngoài có thể tự co lên sau khi đi ngoài nhưng nếu nó không thể tự co lên mà phải dùng tay đẩy lên thì rất nguy hiểm. Sa búi trĩ không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Tình trạng chảy dịch nhầy ở hậu môn
Trĩ ngoại thường đi kèm với tình trạng sa búi trĩ, dịch nhầy bị chảy ra ở hậu môn thường có màu trắng hoặc trong, đôi khi có lẫn máu. Dịch nhầy chảy ra từ hậu môn cần phải được vệ sinh kỹ nếu không sẽ làm cho hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy,… Nếu dấu hiệu bệnh trĩ ngoại này kéo dài liên tục sẽ tạo nên một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn.
Cách điều trị
Điều trị nội khoa
- Chế độ ăn nhiều chất xơ là phương pháp điều trị hữu hiệu cho trĩ xuất huyết, hạn chế các chất kích thích như rượu, ớt. Tránh hoạt động quá mạnh, tránh ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu. Thay đổi thói quen đi cầu tránh táo bón.
- Ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm giúp cải thiện triệu chứng.
- Dùng thuốc: Có thể dùng các thuốc bôi hoặc nhét tại chỗ, thuốc hỗ trợ tuần hoàn tĩnh mạch
Điều trị ngoại khoa
- Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại và cách điều trị. Bệnh trĩ có huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ.
- Thủ thuật thắt búi trĩ bằng dây thun hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ, thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ.
- Chích xơ chỉ định trong trĩ độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ ngoại, trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử.
- Thắt bằng dây thun vòng thắt cao su được đặt bao quanh búi trĩ. Phương pháp này gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi. Phương pháp này có thể điều trị ngoại trú cho những bệnh nhân trĩ độ 2 và 3.
- Phương pháp Longo được điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Phương pháp này không cắt trĩ mà làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ.
- Phương pháp khâu triệt mạch THD được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, do đó làm giảm sự phình búi trĩ.
- Cắt trĩ bằng các phương pháp kinh điển: Miligan Morgan, Ferguson, White Head, các phương pháp này can thiệp trực tiếp vào búi trĩ nên thường gây đau.