Tìm hiểu về triệu chứng đau đầu trái hiện nay
Đau đầu trái là một trong các triệu chứng khiến cho rất nhiều người lo lắng vì đây có thể là một dấu hiệu báo động cơ thể bạn đang mắc một bệnh lý tiềm ẩn ở bên trong. Triệu chứng này xảy ra khá phổ biến ảnh hưởng khoảng 12 – 28% dân số ở bất cứ một giai đoạn nào trong cuộc sống. Bài viết này giúp bạn tìm hiểu triệu chứng đau đầu trái hiện nay.

Mục lục bài viết
Đau đầu trái là gì?
Theo các tài liệu Y khoa thì triệu chứng đau đầu bên trái là một trong những biểu hiện đặc trưng nhất của hội chứng đau nửa đầu Migraine. Người mắc hội chứng này thường bị đau ½ vùng đầu ở bên trái hoặc ở bên phải và có tính chất chu kỳ. Thường người bệnh có thể bắt gặp các cơn đau vài lần trong một năm cho đến vài lần trong một tháng và một tuần, tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh khác nhau.
Xem thêm sức khỏe số 1
Ngoài biểu hiện đau buốt, tê nhức và đau âm ỉ thì bệnh lý này còn có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn, sợ âm thanh và ánh sáng khiến cho người bệnh trở nên mệt mỏi, căng thẳng thậm chí còn bị mất ngủ dài ngày. Các triệu chứng cụ thể của đau nửa đầu trái cụ thể bao gồm:
Đau bên trái đầu chủ yếu do cơn đau tập trung vào các vị trí như hốc mắt bên trái, quanh thái dương, đau theo kiểu đập tương ứng với các nhịp đập của mạch máu và có thể kéo dài trong vài giờ hoặc trong vài ngày.
Cơn đau đầu bên trái có xu hướng sẽ gia tăng khi hoạt động. Chứng bệnh này thường gây ra bởi sự thay đổi hóa chất có trong não, tuy nhiên nguyên nhân và cơ chế hiện nay thì vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng.

Biểu hiện của đau đầu trái
Bệnh đau đầu trái là một trong những triệu chứng của bệnh đau nửa đầu Migraine. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức ở phía bên trái của đầu và cơn đau có tính chất chu kỳ theo vài lần theo tuần/tháng/năm).
Dấu hiệu của bệnh đau nửa đầu bên trái được biểu hiện như sau:
Đau đầu trái theo từng cơn và ở phần hốc mắt, xung quanh thái dương.
Cơn đau theo kiểu giật liên hồi rồi tăng nhiều hơn khi vận động.
Buồn nôn, nôn, và chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh.
Có cảm giác ngứa ở mặt hoặc ở các chi và tê nửa đầu bên trái.
Trong một số trường hợp thì đau dữ dội kéo dài.
Xem thêm đau đầu sau
Sụp mí mắt, chảy nước mũi, mặt đỏ bừng và bị đổ mồ hôi.
Cứng cổ và hạn chế khả năng vận động.
Nguyên nhân gây bệnh đau đầu trái
Đau đầu trái có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể bao gồm:
Bệnh lý thần kinh cột sống cổ như thoái hóa các đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể làm chèn ép các dây thần kinh, cản trở tuần hoàn máu và gây nên hiện tượng đau nửa đầu trái.
Một số bệnh lý khác: “Đau nửa đầu bên trái là bệnh gì? thì chứng đau nửa đầu này có thể do các bệnh như viêm mạch máu, phình động mạch não, huyết áp cao, đột quỵ, hoặc do khối u não đều có thể làm cho nghẽn sự lưu thông máu, gây ra hiện tượng nhiễm trùng, xuất huyết,… và dẫn đến bị đau nửa đầu trái phía trước.
Vấn đề dây thần kinh thì đau dây thần kinh chẩm, viêm động mạch thái dương, đau dây thần kinh sinh ba gây ra các cơn đau nửa đầu bên trái rất dữ dội, đột ngột và có thể kèm theo các triệu chứng đau ở hàm, vai hoặc ở hông.
Yếu tố lối sống như ăn uống không khoa học, uống quá nhiều rượu bia, căng thẳng quá mức, thường xuyên bỏ bữa, thiếu ngủ có thể thể làm giãn mạch máu, hạ đường huyết, căng cơ, dẫn đến các cơn đau nửa đầu sau gáy bên trái.
Lạm dụng thuốc khi bị đau nửa đầu trái, nhiều người thường tìm đến các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thì hơn 2 – 3 lần/ngày cơn đau nửa đầu bên trái sẽ rất nghiêm trọng và diễn ra thường xuyên hơn.
Một số phương pháp khắc phục đau đầu trái
Hầu hết các tình trạng đau nửa đầu trái đều dễ dàng điều trị dứt điểm nếu bạn phát hiện sớm. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị với bệnh nhân sao cho phù hợp.
Đầu tiên là sử dụng thuốc Tây
Thông thường khi đau đầu bên trái có thể được điều trị bằng các loại thuốc hoặc miếng dán giảm đau không kê đơn có chứa các hoạt chất cụ thể như Aspirin, Ibuprofen và Paracetamol. Đối với tình trạng sử dụng thuốc không kê đơn không hiệu quả thì bác sĩ có thể kê toa thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để giảm thiểu các cơn đau đầu gây ra. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng các loại thuốc Tây để chữa đau đầu này.
Thứ hai, áp dụng bài thuốc Đông y
Bài thuốc Đông y thường được bào chế từ các loại nguyên liệu thiên nhiên nên vô cùng an toàn và lành tính. Tuy nhiên, cũng chính điều này khiến cho các bài thuốc thường phát huy tác dụng từ từ. Do vậy, muốn điều trị dứt điểm bệnh thì bệnh nhân cần kiên trì áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo quan niệm trong Đông y thì chứng đau nửa đầu thường chủ yếu là do não có ảnh hưởng tới lục phủ ngũ tạng. Bài thuốc trị đau nửa đầu bên trái mà người bệnh có thể tham khảo như Đương quy, Hồng hoa, Sinh địa mỗi loại 9g, Ngưu tất 10g, Đào nhân 12g, Xích thược, Chỉ xác đều 6g, và một số loại thuốc khác.
Đem các vị thuốc trên sắc thành thang rồi lọc lấy nước và chia thành 2 lần uống ở trong ngày. Phụ nữ có lượng kinh nhiều cần thận trọng khi sử dụng loại bài thuốc này.
Châm cứu thì kim châm sẽ tác động vào dây thần kinh tại chỗ, tiết ra hormone endorphin và kích thích tuần hoàn máu, từ đó giúp xoa dịu các cơn đau hiệu quả. Thế nhưng, việc châm cứu cần được thực hiện bởi bác sĩ giàu kinh nghiệm và được cấp phép hành nghề, đồng thời dụng cụ châm cứu cần phải được vô khuẩn tuyệt đối. Và tại Việt Nam thì những địa chỉ châm cứu đáp ứng các tiêu chí này không nhiều, do vậy bạn cần phải hết sức cẩn trọng hơn trong việc lựa chọn nơi thực hiện.
Massage: xoa bóp nhẹ nhàng vùng đầu giúp cho các cơ được thư giãn, giảm nhức mỏi, tăng tuần hoàn máu và giảm thiểu được tình trạng đau nửa đầu ở bên trái. Thế nhưng cách này chỉ làm giảm các cơn đau tạm thời và bệnh có thể tái phát sau một thời gian ngắn.
Ngoài những cách chữa bệnh đau nửa đầu bên trái ở trên thì bạn còn có thể kết hợp cùng với nghỉ ngơi, thư giãn, quản lý căng thẳng, thay đổi thói quen sinh hoạt và vận động thể dục thường xuyên… để tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng.