Béo phì ở trẻ mầm non?
Trẻ em bị béo phì đang là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh. Béo phì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý của trẻ mà còn gây ảnh hưởng tới vấn đề sinh hoạt hàng ngày nữa. Vậy có cách nào có thể phòng ngừa béo phì ở trẻ mầm non không? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết.

Mục lục bài viết
Béo phì ở trẻ mầm non có sao không?
Béo phì ở trẻ mầm non là tình trạng chất béo trong cơ thể trẻ bị dư thừa, không thể chuyển hóa hết thành năng lượng mà tích lũy dưới dạng mỡ thừa tại một số bộ phận (bắp đùi, bắp tay, bụng,…) hoặc toàn bộ cơ thể. Tác hại béo phì có nghiêm trọng không?
Chắc hẳn mọi người đều biết rằng béo phì cũng được xem là một bệnh. Mà đã là bệnh thì chắc chắn sẽ có những hệ luỵ dù ít hay nhiều, không nghiêm trọng hoặc cực kỳ nghiêm trọng. Vậy nên, bệnh béo phì ở trẻ mầm non cũng có những tác hại như sau:
Mắc các bệnh về xương khớp
Khi trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây tác động đến hệ xương khớp của trẻ. Và điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển chiều cao, khiến chúng kém rắn chắc và dễ hình thành các biểu hiện dị tật. Ngoài ra, trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về xương khớp như bệnh gout, blount, …).
Ảnh hưởng tâm lý
Trẻ mầm non dễ mang tâm lý tự ti và xấu hổ nếu gặp phải những nhận xét tiêu cực về ngoại hình từ người thân hay bạn bè, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của trẻ sau này.
Chức năng sinh sản
Béo phì ở trẻ mầm non có thể gây nguy cơ bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến nhiều hệ lụy sau này như dậy thì sớm, hiện tượng yếu sinh lý ở nam, hội chứng buồng trứng đa nang ở nữ,… Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến nội tiết như bệnh tiểu đường, cường Androgen,…
Bệnh về tim mạch
Trẻ mầm non bị béo phì cũng có nguy cơ dẫn đến các bệnh về tim mạch, những bệnh lý tưởng chừng như chỉ gặp ở người lớn như rối loạn đường huyết, tăng huyết áp, mỡ máu, xơ vữa động mạch,…
Một số tác hại béo phì khác
Trẻ bị béo phì thường dễ gặp tình trạng khó thở khi ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, ngáy khi ngủ, trẻ dễ bị suy giảm trí nhớ, không tập trung vào việc ghi nhớ và học tập.
Cách phòng ngừa béo phì hiệu quả cho trẻ em
(i) Trẻ khi chưa cai sữa cần được bú sữa mẹ mỗi ngày. Và nên xen kẽ với các bữa ăn dặm lỏng nhẹ nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ.
(ii) Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý, khoa học cho trẻ. Hạn chế cho trẻ ăn những món ăn chứa nhiều tinh bột, chất béo và đường như thức ăn nhanh (gà rán, bánh kẹp, khoai tây chiên,…), bánh kẹo, các loại snack, nước ngọt có gas,…
(iii) Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây,… trong các bữa ăn hằng ngày. Giúp trẻ giúp bổ sung nhiều vi chất có lợi cho cơ thể, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại các loại virus, vi khuẩn có hại.
(iv) Thay vì để trẻ vui chơi với các thiết bị giải trí, các trò chơi điện tử, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ tham gia nhiều hoạt động ngoài trời hơn, rèn trẻ chơi một số môn thể thao như bơi lội, trượt ván, bóng rổ, bóng đá,… giúp trẻ rèn luyện sức khoẻ, tăng cường thêm khả năng trao đổi chất. Đồng thời giúp ngăn ngừa sự tích lũy của chất béo dư thừa trong cơ thể của trẻ.
Các loại đồ ăn tốt cho trẻ mầm non

Một số loại đồ ăn tốt cho trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo và đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.
Trái cây
Có thể là trái cây tươi, trái cây đóng hộp, đông lạnh, hoặc sấy khô, có thể là để nguyên hoặc cắt nhỏ, xay nhuyễn cho trẻ dễ ăn.
Rau củ
Càng đa dạng về màu sắc và chủng loại càng tốt. Theo nghiên cứu, trái cây và rau củ nên chiếm 50% trong lượng khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ mầm non để có thể cung cấp cho trẻ đầy đủ các vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Phần lớn các bé đều không thích ăn rau, các mẹ có thể biến tấu nên nhiều món ăn khác nhau, hấp dẫn trẻ và khiến trẻ có hứng thú ăn hơn. Các mẹ có thể làm sinh tố, làm bánh,… mà có chứa thành phần là rau củ quả.
Các loại hạt
Bao gồm tất cả các loại thực phẩm được chế biến từ lúa nước, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, bột ngô, hoặc các loại ngũ cốc khác.
Chất đạm
Là thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Chất đạm cũng là loại chất dinh dưỡng cung cấp 10 – 15% năng lượng cho cơ thể trẻ mà không một loại chất dinh dưỡng nào có thể thay thế được. Chất đạm được chia ra thành 2 loại: đạm động vật (gồm các loại thịt, trứng, cá, hải sản và các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, sữa chua,…) và đạm thực vật (các loại đậu như đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu trắng và các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ, đậu tương lên men; quả hạch và các loại hạt như hạt chia, hạnh nhân, óc chó, mè,…).
Dầu ăn
Mặc dù không phải là một nhóm thực phẩm chính, nhưng dầu ăn cũng đóng vai trò cung cấp chất béo cần thiết cho sự phát triển cả về thể chất lẫn trí não của trẻ. Đồng thời, tăng cường hấp thu vitamin A, D, E, K, vậy nên nó được khuyến cáo nên đưa vào trong chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ.