Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Tác giả: Nguyễn Trang Đăng ngày: 25/11/2021 Lần cập nhập cuối: 25/11/2021

Bệnh trĩ là một chứng bệnh mà rất nhiều người gặp phải vì nhiều nguyên do khác nhau. Vậy bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Có cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh trĩ hay không? Chúng tôi xin phép được giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào
Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ?

Khái niệm bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ hay còn gọi là bệnh lòi dom, là bệnh lý thuộc vùng hậu môn, trực tràng. Khi những tĩnh mạch tại vùng hậu môn bị co giãn quá mức sẽ dẫn tới bị trĩ. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở giai đoạn đầu sẽ chỉ có cảm giác ngứa rát một chút, nhưng về lâu về dài sẽ đi cầu ra máu và rát hậu môn nhiều hơn.

Vì là một trạng tháng sinh lý hết sức bình thường nên trĩ xuất hiện cũng không quá rõ ràng, và cũng không thể khẳng định được thời gian bắt đầu của bệnh mà chỉ dựa vào dấu hiệu. Trong thời gian đầu, bệnh nhân bị trĩ thường có biểu hiện là đại tiện ra máu, ban đầu lượng máu có thể ít, chỉ thấm qua giấy vệ sinh.Sau đó, khi bệnh phát triển nặng hơn thì lượng máu cũng tăng dần, xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, tạo cảm giác đau khi đại tiện. 

Trĩ được chia thành 3 loại là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó trĩ hỗn hợp là tình trạng một người bệnh xuất hiện cả trĩ nội và trĩ ngoại.

Bệnh trĩ trên thực tế sẽ không tác động nhiều đến sức khoẻ cũng như không gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Nếu như không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ ở cấp độ nhẹ sẽ chuyển sang giai đoạn nặng và cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật.  

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh trĩ, phổ biến nhất vẫn là những nguyên nhân sau đây:

(i) Ngồi quá lâu trong một tư thế.

(ii) Sở thích ăn uống nhiều loại thức ăn có gia vị cay, nóng và uống rượu, bia…

(iii) Đi vệ sinh quá lâu.

(iv) Uống ít nước.

(v) Không vệ sinh đúng cách sau khi đi đại tiện.

(vi) Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý.

(vii) Quan hệ tình dục qua hậu môn.

Nhưng dù là do nguyên nhân nào thì khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ, các bạn cũng không nên giữ tâm lý ngại ngùng, xấu hổ mà giấu giếm bệnh tình. Hãy đi thăm khám để được chẩn đoán đang ở giai đoạn trĩ nào cũng như được điều trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp, tránh để bệnh tình gây ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như việc sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?
Bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào?

Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Trĩ là một bệnh lý rất nhiều người mắc phải, và có thể ở bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, theo số liệu thống kê, những người ở độ tuổi từ 45-65 tuổi là đối tượng bị bệnh trĩ nhiều nhất, chiếm khoảng 70%.

(i) Những người trong độ tuổi từ 45-65: những đối tượng này rất dễ bị bệnh trĩ do hệ thống hậu môn và trực tràng đã giảm khả năng đàn hồi dẫn tới suy yếu. Bên cạnh đó, các chứng bệnh về xương khớp của tuổi già cùng với sức khỏe suy yếu, người già ít vận động,… dễ tạo điều kiện cho bệnh trĩ xuất hiện.

(ii) Với người trên 20 tuổi: đây là đối tượng có sức khỏe tốt, cơ thể đang còn khả năng đàn hồi nhưng do những thói quen ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, nhiều đường bột, uống nhiều rượu, bia… sẽ rất dễ gây ra táo bón, và dần dần sẽ tạo ra trĩ.

(iii) Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh trĩ: trẻ nhỏ thì thường lười ăn rau xanh và lại thích ăn những đồ ăn nhanh, và không biết cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho vùng hậu môn,… là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh trĩ

Để phòng ngừa bệnh trĩ, mọi người nên tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ mà chúng tôi đã đề cập ở mục trên, sau đó xem xét bản thân mình có đang mắc phải những thói quen không tốt đó hay không và cố gắng thay đổi, cũng như tạo cho mình những thói quen lành mạnh, phù hợp hơn. Việc phòng tránh này là vô cùng cần thiết, vừa tốt cho cơ thể và sức khoẻ, vừa phòng tránh bị bệnh trĩ gây đau đớn, và ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Còn với những bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ, các bạn cũng nên đi thăm khám để biết được bản thân đang ở tình trạng trĩ nội, trĩ ngoại hay bị trĩ hỗn hợp. Đồng thời các bác sĩ cũng sẽ cho bạn những lời khuyên, những phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, có những cách điều trị bệnh trĩ phổ biến sau:

Điều trị nội khoa (bằng thuốc)

Thông thường với các trường hợp bị bệnh trĩ nhẹ (trĩ độ 1, độ 2), các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc. Có 3 loại thuốc phổ biến dùng để điều trị loại bệnh này là: loại thuốc viên dùng uống; loại thuốc dùng bôi và thuốc đặt vào trong hậu môn. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng sát trùng, chống viêm nhiễm, giảm đau, giảm ngứa,…

Lưu ý khi điều trị nội khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc hay dùng thuốc mà chưa có chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, hãy dùng đúng với chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đã tư vấn, không nên quá lạm dụng, có thể gây những tác động ngược.

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị trĩ nặng (trĩ độ 3, độ 4), và việc điều trị bằng thuốc không cho hiệu quả. Trĩ có các biến chứng huyết khối cần phải được can thiệp sớm bằng cách phẫu thuật cắt bỏ trĩ.

Phẫu thuật cắt trĩ giúp loại bỏ bệnh trĩ một cách hoàn toàn và triệt để, đồng thời giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh.