Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Một số điều cần lưu ý

Tác giả: Bùi Ngân Đăng ngày: 25/11/2021 Lần cập nhập cuối: 29/11/2021

Bệnh trĩ ngoại là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở rất nhiều đối tượng. Dấu hiệu của bệnh này là búi trĩ xuất phát bên dưới đường lược, có thể nhận thấy sự xuất hiện của chúng ngay ở giai đoạn đầu. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này.

Bệnh trĩ là gì?

bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ theo cách gọi dân gian còn được gọi là bệnh lòi dom. Biểu hiện của bệnh là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. 

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trực tràng. Nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Các đối tượng có độ tuổi từ 45 – 60 dễ mắc bệnh trĩ. Tuy nhiên, do chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá khi tỷ lệ những người trẻ từ 25 – 30 mắc bệnh khá cao. 

Phân loại bệnh trĩ

bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ, có thể phân loại bệnh trĩ thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Trong đó:

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn. Ở giai đầu, bệnh gây ra nhiều đau đớn và không thể quan sát bằng mắt thường. Thông thường, chỉ nhận biết khi bệnh trở nặng hoặc tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh trĩ ngoại

Bệnh trĩ ngoại là dạng bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng. Bởi vì búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn nên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết. Bằng cách quan sát bằng mắt hoặc sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ. Dù ít xảy ra tình trạng chảy máu nhưng bệnh lại mang nhiều cảm giác đau, rát đặc biệt khi ngồi.

Đây là tình trạng các các mạch máu của búi trĩ bị sưng phồng, sa hẳn ra bên ngoài. Trong giai đoạn khởi phát, bệnh còn nhẹ thì búi trĩ vẫn có thể tự tụt lại vào bên trong. Nhưng nếu giai đoạn nặng hơn thì bệnh búi trĩ sẽ không thể tự co lại kể cả tác động bằng tay. Có thể dễ dàng phát hiện tình trạng bệnh khi quan sát bằng mắt thường.

Trĩ ngoại hình thành do chùm tĩnh mạch ngoài bị giãn, sau đó gấp khúc tạo thành búi trĩ. Búi trĩ ngoại nếu sa xuống thì không thể co lại được. Vì thế, tuy ít gây ra hiện tượng chảy máu hậu môn nhưng thường gây đau đớn và dễ bị viêm nhiễm hơn do búi trĩ ở bên ngoài.

Biểu hiện đầu là cảm giác như có một cục thịt thừa mọc ở ngay rìa hậu môn. Ban đầu có thể không gây bất tiện hay ảnh hưởng gì. Tuy nhiên càng về sau khi bệnh càng nặng thì người bệnh sẽ cảm nhận được sự đau đớn, khó chịu. Búi trĩ bị sưng lên, cọ sát vào quần áo gây chảy máu, đau rát, lâu dần gây nhiễm trùng, đau vùng hậu môn.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh luôn tự ti khi giao tiếp. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Tình trạng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, như:

Sa nghẹt búi trĩ

Sa nghẹt búi trĩ là biến chứng không thể vắng mặt khi nhắc đến bệnh trĩ. Do búi trĩ phát triển quá lớn nên đã gây chèn ép lên các cơ vòng, làm tắc nghẽn và cản trở quá trình lưu thông máu. Việc đi đại tiện vì vậy gặp không ít khó khăn. Ngoài ra, người bệnh luôn cảm thấy đớn đau khi va chạm phải búi trĩ.

Rối loạn chức năng hậu môn

Búi trĩ khiến cho các cơ bị chèn ép không hề nhỏ, việc co thắt hậu môn cũng gặp không ít khó khăn. Búi trĩ ngày càng to dần ảnh hưởng đến việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể. 

Nhiễm trùng máu

Máu có thể bắn thành tia khi đi đại tiện nếu bệnh trĩ ngoại phát triển ở giai đoạn nặng. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng.

Viêm nhiễm hoặc hoại tử búi trĩ

Dịch được tiết ra liên tục từ các búi trĩ cùng với sự vận hành của ống hậu môn đã gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không được cải thiện kịp thời có thể khiến cho búi trĩ bị lở loét, thậm chí gây nên hoại tử.

Hình thành một số bệnh phụ khoa ở nữ giới

Hậu môn và âm đạo khá gần nhau, do đó, các loại vi khuẩn gây hại ở hậu môn có khả năng rất cao lây lan sang âm đạo của nữ giới. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh phụ khoa.

Một số bệnh lý nguy hiểm khác

Bệnh trĩ nếu ở giai đoạn nặng có nhiều khả năng hình thành bệnh áp xe hậu môn, bệnh da liễu, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng khá cao. Biến chứng này xuất hiện khi bệnh nhân ở giai đoạn 4 của bệnh trĩ và không được điều trị đúng cách khiến viêm nhiễm nặng, lâu dần hình thành khối ung thư trong trực tràng.

Những biến chứng này không phổ biến ở tất cả các bệnh nhân, tuy nhiên chúng rất khó xử lý. Bởi vậy, người bệnh cần điều trị kịp thời để phục hồi nhanh nhất, tránh để đến khi quá muộn mới tìm cách chữa, hiệu quả sẽ không cao.

Cách phòng tránh bệnh trĩ

bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Bệnh trĩ hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và có phương án điều trị bệnh đúng hướng. 

Với những bệnh nhân bị bệnh trĩ giai đoạn đầu như trĩ cấp độ 1 và 2 có thể điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không cần phẫu thuật. Đồng thời, để cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân cần  thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống đủ chất xơ, tốt cho tiêu hóa, tránh táo bón và kết hợp với luyện tập thể dục nhẹ nhàng.

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Đối với những bệnh nhân giai đoạn 3, 4 thì cần phải tác động ngoại khoa bằng phẫu thuật mới có thể điều trị bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị phẫu thuật như: thắt búi trĩ, chích xơ búi trĩ, cắt trĩ bằng sóng cao tần, cắt trĩ bằng Longo,… mà tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.