Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không? Những điều cần lưu ý
Bệnh trĩ là một bệnh lý khá nhiều người gặp phải. Chứng bệnh này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày và nhiều vấn đề khó nói khác. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc bệnh trĩ có kiêng quan hệ không và một vài điều cần lưu ý.

Mục lục bài viết
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ trong dân gian còn được gọi là bệnh lòi dom. Là sự phồng lớn của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới, hoặc là cả hai. Từ đó gây nên bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hoặc trĩ hỗn hợp. Đây cũng là căn bệnh khá phổ biến trong các bệnh lý về hậu môn và trực tràng. Nếu để lâu và chuyển biến nặng thì sẽ phải nhập viện điều trị.
Bình thường, máu từ tim theo động mạch đi đến nuôi các mô ở vùng hậu môn. Sau đó tiếp tục theo tĩnh mạch lại trở về tim. Và khi máu ở vùng hậu môn theo tĩnh mạch về không hết, trong khi máu ở vùng động mạch vẫn chưa được đưa đến. Dẫn đến việc máu bị dồn trệ lại. Điều này sẽ làm cho tĩnh mạch bị căng phồng, đồng thời bị mỏng đi. Lâu dần sẽ sa xuống và tạo thành múi trĩ. Người ta phân bệnh trĩ thành hai loại, đó là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh mà ngta sẽ chẩn đoán bệnh nhân đang trong tình trạng trĩ nào.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh trĩ. Có những nguyên nhân mà có thể không ai ngờ đến. Một số nguyên nhân phổ biến như:
Do tính chất công việc
Các thợ may hay dẫn văn phòng là những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ. Bởi tính chất công việc của họ là ngồi nhiều và ít có thời gian vận động. Việc ngồi một chỗ quá lâu đã dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn. Khiến máu khó lưu thông ở phần tĩnh mạch. Lâu ngày sẽ bị giãn và sưng phồng, dần dần sẽ hình thành nên búi trĩ.
Do chế độ ăn uống thiếu khoa học
Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không khoa học cũng chính là nguyên nhân hình thành nên bệnh trĩ. Đặc biệt là khi cơ thể bị thiếu hụt chất xơ. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho phân bị khô và sẽ gặp khó khăn trong việc đi đại tiện. Bên cạnh đó, thức ăn nhiều dầu mỡ hay các loại thực phẩm cay nóng cũng có thể là thủ phạm gây ra bệnh trĩ.
Do tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài quá lâu
Tình trạng tiêu chảy hay táo bón kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn. Gây không ít áp lực lên các đám tĩnh mạch ở vùng trực tràng và hậu môn. Lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ.
Do thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi
Có thể nhiều người không biết đến điều này nhưng yếu tố tâm lý cũng có những ảnh hưởng không hề nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi cơ thể căng thẳng hay mệt mỏi quá nhiều cũng sẽ khiến cho toàn bộ cơ thể chịu áp lực, và trong đó có cả hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, bệnh trĩ còn có thể được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn như: do tuổi tác, do quá trình mang thai và sinh con,… Mọi người nên lưu ý đến những nguyên nhân này để có thể phòng tránh gây ra bệnh trĩ hoặc một số bệnh lý khác có liên quan.
Tìm hiểu thêm về bệnh trĩ ngoại tại đây.
Bệnh trĩ có kiêng quan hệ không?

Theo các chuyên gia, về cơ bản thì bệnh trĩ không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới sức khoẻ nói chung và việc quan hệ nói riêng nếu như bệnh chỉ ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên, chất lượng quan hệ cũng sẽ giảm đi phần nào. Và với những bệnh nhân đang trong giai đoạn trĩ nặng cần phải điều trị. Tốt nhất người bệnh nên kiêng chuyện quan hệ để tránh khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn. Bởi vì nếu như quan hệ lúc này, có thể có những ảnh hưởng xấu như:
Giảm khoái cảm khi quan hệ
Người bị bệnh trĩ thường xuyên cảm thấy đau đớn ở vùng hậu môn, nhất là khi búi trĩ bị sa ra ngoài. Và lẽ dĩ nhiên, khi người ta cảm thấy đau đớn thì sẽ chẳng có tâm lý hay có hưng phấn cho việc quan hệ tình dục. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh có tâm lý lãnh cảm và muốn né tránh việc quan hệ.
Gây ảnh hưởng tới tâm lý
Bệnh trĩ là một căn bệnh khó nói. Nhiều người còn cảm thấy xấu hổ nên thường có tâm lý giấu giếm hay không dám đi khám. Sẽ càng khiến bệnh tình ngày càng biến chuyển nặng hơn, gây ra những đau đớn, khó chịu. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục, tình cảm vợ chồng mà còn có nhiều ảnh hưởng trong việc đi lại, hoạt động sinh hoạt hàng ngày khác.
Có thể gây nhiễm trùng ở búi trĩ
Quan hệ tình dục có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định khiến các búi trĩ bị tổn thương, bị chảy máu hoặc có khả năng bị nhiễm trùng do cọ sát nhiều. Đặc biệt là khi quan hệ mạnh hay quan hệ qua đường hậu môn. Nếu như tình trạng này thường xuyên xảy ra, sẽ khiến vùng hậu môn có nguy cơ bị viêm nhiễm và có thể ảnh hưởng tới cả bộ phận sinh dục.
Gây sưng búi trĩ
Chuyện chăn gối quá thường xuyên, động tác khi quan hệ quá mạnh cũng có thể gia tăng sức ép lên khu vực trực tràng, hậu môn và tĩnh mạch gây ứ trệ tuần hoàn ở các khu vực này. Hậu quả là có thể khiến các búi trĩ ngày càng phình to, sưng viêm, bệnh trĩ cũng trở nặng hơn rất nhiều.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng bệnh trĩ có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng quan hệ tình dục. Và đôi khi việc quan hệ cũng có những tác động xấu đến tình trạng bệnh trĩ. Do vậy, các chuyên gia khuyên rằng khi bị trĩ, mọi người cũng nên hạn chế và kiêng quan hệ tình dục để tránh khiến bệnh tình ngày càng trở nặng hơn. Và đó cũng là câu trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có kiêng quan hệ không?
Cách phòng tránh và điều trị hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh trĩ
(i) Đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu. Nếu trì hoãn có thể khiến phân bị khô cứng trong ruột, gặp khó khăn khi đi qua hậu môn. Việc nhịn đi vệ sinh thường xuyên cũng sẽ khiến cho khối lượng phân ở trong ruột tăng lên. Điều này sẽ gây chèn ép các tĩnh mạch và là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
(ii) Không mang theo điện thoại hoặc sách hoặc bất cứ thứ gì để giải trí khi đi vệ sinh. Bởi điều này là không cần thiết, chúng sẽ làm kéo dài thời gian đi vệ sinh. Đi vệ sinh lâu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra trĩ.
(iii) Uống nhiều nước. Từ 1,5 lít mỗi ngày tùy theo nhu cầu của cơ thể.
(iv) Có chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…
(v) Tập thể dục phù hợp để cải thiện nhu động ruột. Khi cơ thể ít vận động, ruột sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn và không thể đẩy phân ra bên ngoài. Nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, đi xe đạp, bơi lội,…
(vi) Nếu có bất kì triệu chứng nào của bệnh trĩ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, chữa trị kịp thời. Tránh để bệnh chuyển nặng hoặc gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả
(i) Điều trị nội khoa (bằng thuốc):
Thông thường với các trường hợp bệnh trĩ nhẹ (trĩ độ 1, độ 2), bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc. Hiện nay, có 3 loại thuốc phổ biến dùng để điều trị bệnh trĩ là: loại thuốc viên dùng uống; loại thuốc dùng bôi và thuốc đặt vào trong hậu môn. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng sát trùng, giảm đau, giảm ngứa, chống viêm nhiễm.
Lưu ý khi điều trị nội khoa, người bệnh không nên tự ý mua thuốc hay dùng thuốc mà chưa có chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, hãy dùng đúng với chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đã tư vấn. Không nên quá lạm dụng, có thể gây những tác động ngược.
(ii) Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật):
Phương pháp điều trị bằng cách phẫu thuật thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị trĩ nặng (trĩ độ 3, độ 4), và việc điều trị bằng thuốc không cho hiệu quả. Trĩ có các biến chứng huyết khối cần phải được can thiệp sớm bằng cách phẫu thuật cắt bỏ trĩ.
Phẫu thuật cắt trĩ giúp loại bỏ bệnh trĩ một cách hoàn toàn và triệt để. Đồng thời giảm tối đa nguy cơ tái phát bệnh.