Bệnh trĩ có lây không? Một số điều cần biết

Tác giả: Lưu Nghĩa Đăng ngày: 28/11/2021 Lần cập nhập cuối: 01/12/2021

Bệnh trĩ là một chứng bệnh mà rất nhiều người gặp phải vì nhiều nguyên do khác nhau. Vậy bệnh trĩ là gì? Bệnh trĩ thường gặp ở độ tuổi nào? Có cách phòng tránh cũng như điều trị bệnh trĩ hay không? Chúng tôi xin phép được giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bệnh trĩ là gì 

Bệnh trĩ là một căn bệnh có thể nói là phổ biến thường gặp ở những người trong độ tuổi trung niên và người già.

Nguyên nhân dẫn đến bị bệnh trĩ đó là do trong tĩnh mạch của hậu môn hay trực tràng bị chịu áp lực lớn. Nếu bị chịu áp lực chèn ép từ bến trong thì tĩnh mạch có thể bị xung huyết và chảy máu.

Bệnh trĩ là gì

Và điều mà nhiều người đang rất thắc mắc đó là bệnh trĩ có bị lây không ? Một số điều cần biết.

Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ có 3 loại đó là : trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp .

Trĩ nội 

Trĩ nội nằm ở vị trí trực tràng thấp ở bên trong hậu môn không thể nhìn thấy hay sờ thấy được, thường thì những người mắc bệnh trĩ nội sẽ cảm thấy rất bình thường không cảm thấy bị khó chịu hay đau nhức gì cho đến lúc đi đại tiện. 

Trong trường hợp đi đại tiện không đau thì sẽ bị chảy máu: trong giai đoạn đầu thường sẽ xuất hiện số ít lượng máu dính trên giấy vệ sinh hoặc ở dưới bồn cầu. Một thời gian sau khi bị tăng áp lực thì máu sẽ chảy thành từng giọt hoặc thành tia. 

Dấu hiệu thường thấy rõ nhất đó là đau và rát khi trĩ nội bị đùn ra ngoài hậu môn.

Trĩ nội thường sẽ có 4 cấp độ:

Cấp độ 1: Búi trĩ nằm bên trong ống hậu môn.

cấp độ 2: Bình thường thì búi trĩ sẽ bên trong hậu môn nhưng khi đi đại tiện n sẽ lộ ra bên ngoài. 

Cấp độ 3: Khi đai tiện kiểu ngồi xổm thì búi trĩ sẽ lộ ra ngoài. 

Trĩ nội.

Cấp độ 4: Búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn và tạo thành trĩ vòng.

Trĩ ngoại 

Trĩ ngoại nằm ở da quanh hậu môn và thường xuyên có những biểu hiện như: Ngứa, sưng, chảy máu, nóng rát và thường gây cảm giác khó chịu ở hậu môn. 

Biểu hiện rõ nhất ở trĩ ngoại đó là đi ngoài ra máu. Các triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện vào các giai đoạn đầu của bệnh trĩ.

Trĩ hỗn hợp

Trĩ hỗn hợp đó là sự kết hợp của 2 loại trĩ đó là trĩ nội và trĩ ngoại. 

Với những người bị mắc phải cùng một lúc 2 loại trĩ này ( trĩ hỗn hợp ) thì sẽ thấy các đám trĩ bên trong hậu môn và bên ngoài rìa của hậu môn. 

Khi mắc phải căn bệnh trĩ hỗn hợp này sẽ bị mắc một khối trĩ lớn và dài từ bên trong ra bên ngoài của hậu môn. 

Vì trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của hai loại trĩ nội và trĩ ngoại lên nó tính chất với mức độ nguy hiểm và phức tạp hơn rất nhiều. 

Bệnh trĩ có lây không ? Một số hậu quả của bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ khá phổ biến hiện nay nhưng bệnh trĩ không có tính lây truyền hay di truyền sang người khác.

Bệnh trĩ  có rât nhiều nguyên nhân gây nên và chủ yếu nhất chính là thói quen sinh hoạt hàng ngày, bệnh trĩ nguyên nhân lớn là do tuổi tác và thay đổi ở phụ nữ mang thai nên không có tính lây truyền hay di truyền. 

 Một số hậu quả của bệnh trĩ 

Bị bệnh trĩ trong một thời gian dài thì có bị làm sao không và có những hậu quả gì là điều mà khá nhiều bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đang rất thắc mắc . Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh.

Mắc phải bệnh trĩ nó sẽ kiến cho người bệnh đau đớn và không muốn đi đại tiện.

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường bị chảy máu do trĩ khi ngồi một chỗ khiến cho bệnh nhân khó chịu và cảm thấy ngại ngùng.

Ảnh hưởng tới đời sống riêng tư của vợ chồng, đặc biệt nhất là chuyện chăn gối.

Một số cách phòng tránh bệnh trĩ

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh trĩ là giữ cho phân mềm, để chúng dễ dàng đi qua lỗ hậu môn. Để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ, hãy làm theo các phương pháp sau:

Ăn thực phẩm nhiều chất xơ. Ăn nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám ví dụ lúa mì, yến mạch, lúa mạch, ngô, gạo lứt, lúa mạch đen, kê,… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống từ từ để tránh xì hơi quá mức.                  

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày hoặc có hể hơn.

Tập thể dục đều đặn rất tốt cho sức khỏe, vận động giúp cho ngăn ngừa không bị táo bón và có thể làm giảm áp lực đến tĩnh mạch.